Các yêu cầu vệ sinh cơ bản của trường lớp học
I. Thông gió:
Lớp học phải luôn thoáng khí mát mẻ về mùa nóng, ấm áp về mùa lạnh. Lượng khí CO2 do học sinh thở ra trong suốt ca học phải được trao đổi với không khí bên ngoài, không làm ô nhiễm bầu không khí trong lớp học. Tiêu chuẩn cho phép nồng độ khí CO2 trong lớp học tối đa là 0,7 – 1%o. Có 2 loại:
- Thông gió tự nhiên: gồm 2 hình thức:
+ Thông gió tự nhiên, không có tổ chức: nghĩa là gió, không khí tự do lọt vào lớp học qua các khe hở, khoảng trống tự nhiên của lớp học.
+ Thông gió tự nhiên, có tổ chức: nghĩa là gió, không khí phải đi qua hệ thống cửa để ra vào lớp học, thường là qua các cửa sổ. Do đó, khi thiết kế xây dựng lớp học cần phải chọn đúng hướng gió để giúp thông thoáng khí trong lớp học.
- Thông gió nhân tạo: phòng học được trang bị các hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt treo tường, quạt đứng, quạt hút… để làm thoáng gió cho phòng học và giúp trao đổi không khí bên trong và ngoài phòng học. Ngoài ra, thông gió còn có tác dụng làm giảm độ ẩm, giảm nhiệt độ và lượng bụi trong lớp học. Tiêu chuẩn cho phép số hạt bụi trong lớp học tối đa không quá 1000 hạt/m3 không khí.
II. Chiếu sáng:
Phòng học phải đầy đủ ánh sáng, đảm bảo hệ thống chiếu sáng tốt đồng đều. Có 2 loại chiếu sáng trong trường học là:
- Chiếu sáng tự nhiên: để cho lớp học được chiếu sáng tự nhiên tốt, đầy đủ thì trong quá trình xây dựng trường – lớp học phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Các cửa sổ lớp học quay về hướng có ánh sáng tự nhiên tốt (chủ yếu là hướng nam, đông nam) ở phía bên trái của học sinh khi ngồi viết
+ Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích của lớp học, trung bình: khoảng cách giữa 2 cửa sổ từ 0,5 – 0,75 m; bờ trên của cửa sổ cách trần lớp học khoảng 0,4 m; bờ dưới cửa sổ cách nền lớp học khoảng 0,8 m
+ Hệ thống cửa phải có cửa chớp, cửa kính để che nắng, cản mưa, gió lạnh thổi…
+ Để làm tăng độ sáng trong phòng học, trần và tường của phòng học nên quét vôi trắng hay màu sáng, nền lót gạch men màu sáng.
- Chiếu sáng nhân tạo: chiếu sáng nhân tạo có tác dụng bổ sung nguồn sáng trong lớp học khi các buổi học bắt đầu quá sớm hay kết thúc quá muộn, hoặc những lúc thiếu ánh sáng mặt trời (mưa bão…).
+ Nguồn chiếu sáng nhân tạo là từ các bóng đèn điện, gồm: đèn tròn (đèn tóc) hay đèn neon (đèn khí, đèn dài).
+ Nếu dùng đèn tròn thì dùng 4 bóng đèn treo ở 4 góc của phòng học
+ Nếu dùng đèn Neon thì cần 6 – 8 bóng loại 1,2m
+ Các bóng đèn nên treo ở độ cao cách mặt bàn học từ 2,5 – 2,8 m.
+ Người ta thường dùng đèn Neon hơn vì ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên, và không làm tăng nhiệt độ của phòng học.
Dịch tể học ngộ độc thực phẩm theo từng tác nhân (14/07/2011) Một số chế độ ăn thường gặp trong điều trị (14/07/2011) Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt (14/07/2011) Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (14/07/2011) Dinh dưỡng cho người cao tuổi (14/07/2011) Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (14/07/2011) Vai trò và nhu cầu của protein (14/07/2011) Nhu cầu năng lượng (14/07/2011) Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở cơ sở điều trị (14/07/2011) Các nguồn lây nhiễm trùng và các hình thức lây nhiễm trùng trong bệnh viện (14/07/2011)