Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở cơ sở điều trị
I. Vệ sinh thân thể của nhân viên y tế:
- Tắm: là yếu tố quan trọng loại bỏ tạm thời hệ vi khuẩn tích tụ trong quá trình hoạt động.
- Móng tay – chân, tóc: phải cắt ngắn, không được sơn móng tay, phải gội đầu sạch thường xuyên, tóc dài phải kẹp hay buộc gọn gàn.
- Giầy dép: phải luôn vệ sinh sạch sẽ, không để ố bẩn, không bao giờ cất giầy dép vào tủ quần áo.
- Vệ sinh quần áo: quần áo đồng phục chuyên môn, phải làm bằng loại vải dễ khử trùng, nên may cả bộ áo choàng và quần dài, khi có vết ố thì phải thay ngay. Các túi áo không được để đồ lung tung, thứ gì cũng chứa. không được mặc đồ chuyên môn đi ăn cơm hay ra ngoài bệnh viện.
- Khẩu trang: phải làm bằng chất tổng hợp, có hiệu lực năng cản các vi sinh vật trong nhiều giờ, phải che kín toàn bộ mũi miệng, phải rửa tay sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi đeo khẩu trang, và sau khi tháo khẩu trang.
- Nón mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp ăn, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị. Mũ phải trùm kín lên toàn bộ tóc.
- Rữa tay: đây là việc ưu tiên hàng đầu, là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa lây truyền bệnh nhiễm trùng. Cần phải rửa tay trong các trường hợp sau: khi tay bẩn, khi bắt đầu làm việc và kết thúc công việc, trước khi ăn uống, sau khi hỉ mũi, sau khi đi vào nhà vệ sinh, sau khi đeo sữa thay tháo khẩu trang, sau khi thao tác với dụng cụ bẩn, sau khi tiếp xúc với BN.
II. Đồ vật dụng cụ:
Bất cứ đồ vật dụng cụ nào cũng phải được coi là nguồn có tiềm năng nhiễm trùng, để giảm mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm cho đồ vật, dụng cụ vừa được sử dụng cần phải được làm sạch qua nhiều giai đoạn sau đây:
- Ngâm: ngâm đồ vật, dụng cụ sau khi sử dụng xong, càng sớm càng tốt để tránh những chất hữu cơ còn sót lại không bị khô đi khó làm sạch.
- Lau rửa: dùng chất tẩy rửa để lau rửa sạch đồ dùng dụng cụ sau khi đã được ngâm.
- Làm khô: giai đoạn làm khô là một yếu tố rất cần thiết, nhất là đối với dụng cụ nội soi.
- Đóng gói: nhằm 2 mục đích là bảo vệ đồ vật dụng cụ, tránh bị tái nhiễm và chuẩn bị đồ vật dụng cụ để vô trùng.
- Vô trùng: tiêu diệt các hình thái sinh sống, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh.
III. Lau chùi dọn dẹp:
Quét, lau ẩm, chất dùng tẩy rửa, khử trùng.
IV. Chuẩn bị BN trước mổ:
- Cạo lông: để tránh vi khuẩn trú ẩn ở lông gần vết mổ gây nhiễm trùng vết mổ, tránh xước da khi cạo lông nên dùng tông đơ và không cạo lông khô.
- Cho BN tắm rửa sạch sẽ ngày hôm trước bằng xà phòng, và tắm trước khi mổ bằng xà phòng sát khuẩn thuần khiết.
- Sát trùng chuẩn bị phẫu thuật: sát trùng 2 lần bằng thuốc sát khuẩn, đi từ trong ra ngoài dạng hình sên.
- Vệ sinh BN và thân nhân: BN phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là những BN đang đặt sonde tiểu, BN có vết thương, đặc biệt là vết mổ… phải được sự chăm sóc vô trùng của nhân viên y tế. quần áo phải luôn sạch sẽ, tóc gọn gàng. Người nhà BN cũng phải luôn giữ gìn vệ sinh cho bản thân, cho người bệnh và cho khoa phòng.
Dịch tể học ngộ độc thực phẩm theo từng tác nhân (14/07/2011) Một số chế độ ăn thường gặp trong điều trị (14/07/2011) Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt (14/07/2011) Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (14/07/2011) Dinh dưỡng cho người cao tuổi (14/07/2011) Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (14/07/2011) Vai trò và nhu cầu của protein (14/07/2011) Nhu cầu năng lượng (14/07/2011) Các nguồn lây nhiễm trùng và các hình thức lây nhiễm trùng trong bệnh viện (14/07/2011) Biến dạng cột sống liên quan trường học (14/07/2011)