Nhu cầu năng lượng
- Cơ thể cần năng lượng để tái tạo các mơ cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng và cho các hoạt động. Cơ thể người sử dụng hình thức cung cấp nhiệt cho các hoạt động sau:
+ Năng lượng hoá học cho các quá trình chuyển hoá.
+ Năng lượng cơ học cho hoạt động của cơ.
+ Năng lượng nhiệt để giữ cân bằng nhiệt của cơ thể
+ Năng lượng điện cho hoạt động của não và các mô thần kinh.
- Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng: Glucid và Lipid là các nguồn năng lượng chính, các nguồn khác là Protein và rược Etylic.
- Đơn vị năng lượng thể hiện bằng kí lô calo, viết tắt kcal: 1 kcal = 1000 calo.
- Trong cơ thể, khi đốt 1g Glucid cho 4 kcal, 1g Lipid cho 9 kcal; 1g Protein cho 4 kcal. Để đảm bảo mức liên kết tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỉ lệ năng lượng Protid : Lipid : Glucid là 12 : 18 : 70 và tiến tới 14 : 20: 66. Tỉ lệ Lipid không nên vượt quá 30 % năng lượng khẩu phần.
- Tiêu hao năng lượng của cơ thể trong một ngày được xác định bằng tổng số năng lượng cơ thể sử dụng cho các phần sau:
+ Năng lượng sử dụng cho chuyển hoá cơ bản (CHCB)
+ Năng lượng do tác động nhiệt của thức ăn
+ Năng lượng cho hoạt động thể lực.
- Năng lượng cho CHCB: là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống con người trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghỉ ngơi và nhiệt độ môi trường sống thích hợp.
Đó là năng lượng tối thiểu để duy trì các chức phận sinh lý cơ bản như tuần hoàn, hô hấp, hoạt động các tuyến nội tiết, duy trì thân nhiệt.
Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới CHCB bao gồm: cấu trúc cơ thể, nữ thấp hơn nam, càng ít tuổi mức CHCB càng cao, cường giáp làm tăng CHCB, suy giáp làm giảm CHCB, thân nhiệt tăng 1oC CHCB tăng 10%.
Để tính CHCB, trong phòng thí nghiệm sinh lý người ta đo trực tiếp thông qua lượng oxy tiêu thụ. Trong dinh dưỡng thực hành công thức tổng quát tính năng lượng cho CHCB cho người trưởng thành như sau:
+ Đối với nam: CHCB = 1 kcal x CN (kg) X 24 giờ
+ Đối với nữ: CHCB = 0,9 kcal x CN (kg) X 24 giờ
- Năng lượng cho tác dụng nhiệt của thức ăn mà cơ thể sử dụng trong quá trình tiêu hóa hấp thu được tính trung bình bằng 10% năng lượng cơ thể sử dụng cho CHCB.
Năng lượng do tác động nhiệt của thức ăn (TEF) = 10 %CHCB
- Năng lượng cho hoạt động thể lực: hoạt động thể lực tiêu hao năng lượng phụ thuộc vào loại hình lao động với mức độ lao động nặng nhẹ, thời gian lao động. Người ta ước tính năng lượng cho hoạt động thể lực theo tỷ lệ với CHCB như sau:
+ Lao động nhẹ (nhân viên hành chính, lao động trí óc, nội trợ): 30 % CHCB.
+ Lao động trung bình (công nhân xây dựng, nông dân, quân nhân, sinh viên): 40% CHCB.
+ Lao động nặng (một số nghề nông nghiệp, công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ luyện tập): 50 % CHCB.
- Đối với phụ nữ có thai, cung cấp thêm 300 – 350Kcal/ ngày trong 6 tháng cuối và 500 - 550 kcal/ ngày đối với phụ nữ cho con bú
- Nhu cầu năng lượng của trẻ em như sau:
0 – 2 tháng 88Kcal/kg/ngày hoặc 404 kcal/ ngày
3 – 5 tháng 82Kcal/kg/ngày hoặc 550 kcal/ ngày
6 – 8 tháng 83Kcal/kg/ngày hoặc 682kcal/ ngày
9 – 11 tháng 89Kcal/kg/ngày hoặc 830kcal/ ngày
Dịch tể học ngộ độc thực phẩm theo từng tác nhân (14/07/2011) Một số chế độ ăn thường gặp trong điều trị (14/07/2011) Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt (14/07/2011) Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (14/07/2011) Dinh dưỡng cho người cao tuổi (14/07/2011) Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (14/07/2011) Vai trò và nhu cầu của protein (14/07/2011) Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở cơ sở điều trị (14/07/2011) Các nguồn lây nhiễm trùng và các hình thức lây nhiễm trùng trong bệnh viện (14/07/2011) Biến dạng cột sống liên quan trường học (14/07/2011)