Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Biện pháp xử lý rác thải

Biện pháp xử lý rác thải

Thu gom và phân loại chất thải:

Thu gom và phân loại chất thải là 1 khâu quan trọng trong quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn. quản lý chất thải theo nguyên tắc 3R

- Reduce (Giảm bớt khối lượng rác phát sinh): các nhà sản xuất phải xây dựng lại qui trình sản xuất sao cho sử dụng ít nguyên liệu hơn, và tạo ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm, ít chất thải và loại bỏ những bao bì không cần thiết.

- Reuse (Tái sử dụng chất thải) cần phải phân loại ngay các chất thải tại nguồn phát sinh, đối với các chất thải không độc hại ta có thể tái sử dụng hay sử dụng vào những mục đích khác (ví dụ như: chai lọ, thùng, giấy…)

- Recycle (tái chế): thu hồi lại các sản phẩm đã qua sử dụng từ các chất thải, xử lý và chế biến lại để đưa vào lưu thông dưới dạng các sản phẩm ban đầu hay ở dạng sản phẩm mới.

Đốt rác:

Bao gồm các chất hữu cơ dễ phân huỷ, rác phải khô dễ cháy, giấy, lá cây, chủ yếu là rác ở các trường học, chợ, rác bến tàu, bến xe.

Chôn vùi rác hợp vệ sinh:

Hiểu 1 cách đơn giản mục đích việc chôn vùi rác là để cải tạo đất bằng, tôn nền đất thấp cho cao lên và sử dụng theo ý muốn, điều cơ bản là phải được phủ lên bằng 1 lớp đất dầy ít nhất 15 – 25 cm và phải có hệ thống thoát nước xung quanh khu vực chôn rác để tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm, cần phải có vùng đất rộng, đào sâu xuống đất nhằm chôn vùi vĩnh viễn các loại rác không đào bới lên, rác không được đổ cao quá miệng hố.

Ưu điểm: dễ làm, đỡ tốn kém kinh tế, phù hợp với các hộ gia đình ở nông thôn cót thể đào hố để chôn rác.

Nhược điểm: tốn diện tích đất, dễ gây ô nhiễm các nguồn nước, và đất; do đó không được chôn vùi các loại rác độc hại, khó phân huỷ.

Ủ rác:

- Dựa vào khả năng tự sinh nhiệt cao của rác trong điều kiện tự nhiên khi được ủ thành đống, rác ủ sẽ biến thành mùn và vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

- Rác chỉ nên được ủ tại những nơi rộng, cao ráo, mạch nước ngầm sâu, không bị ngập nước về mùa mưa, xa khu dân cư ít nhất 1000 mét, xa mạch nước ngầm

- Chỉ ủ các loại rác hữu cơ thông thường, không được đưa các loại rác thải công nghiệp độc hại hay xác động vật vào đống ủ rác sẽ gây ô nhiễm đất.

- Đào các hố có diện tích đủ lớn tập trung rác, thường có chiều cao khoảng  1 – 1,5 mét và chiều rộng khoản 2 – 2,5 mét, khi đổ đầy rác thì sau đó chất kín bằng 1 lớp bùn dày 20 cm, thời gian ủ tuỳ số lượng, thành phần rác và điều kiện  khí hậu thường khoản 3 – 6 tháng. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ có các vi sinh vật hoại sinh kỵ khí phân huỷ do đó rác phải có độ ẩm 70%, và rác là chất hữu cơ dễ phân huỷ. Người ta có thể cho thêm các loại vi sinh vật hoại sinh hay phun clorua vôi vào đống rác ủ giúp phân huỷ rác nhanh và tốt hơn. Rác khi hoại sẽ rất tơi xốp, có màu nâu sẫm, không còn mùi thối và trọng lượng giảm bớt.

- Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng lại được chất thải làm phân bón, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm là: mất công vận chuyển thu gom rác, dễ gây ô nhiễm các mạch nước ngầm nếu không khảo sát kỹ và tuân thủ tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tốn diện tích đất để ủ, thời gian quá lâu

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 14/07/2011

Số lượt truy cập
11.009.205
431 người đang xem