Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Dây truyền nhiễm trùng

Dây truyền nhiễm trùng

I. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm là người hay là vật thể mà từ đó ký chủ mắc phải tác nhân nhiễm trùng. Những hiểu biết về ổ chứa và nguồn nhiễm trùng rất quan trọng việc đề xuất biện pháp phòng chống.

Nguồn nhiễm trùng quan trọng nhất là người lành mang trùng, đó là người bị nhiễm trùng mà không có triệu chứng lâm sàng. Thời gian mang mầm bệnh dài ngắn thay đổi tuỳ theo tác nhân nhiễm trùng. Người mang trùng giữ một vai trò quan trọng trong việc lây các bệnh truyền nhiễm.

II. Đường lây truyền:

Mắt xích thứ 2 trong dây truyền nhiễm trùng là sự phóng thích tác nhân gây bệnh ra môi trường hay tới thẳng người khác, sự lây truyền đó có thể trực tiếp hay gián tiếp.

III. Những kiểu lây truyền của tác nhân nhiễm trùng:

Lây truyền trực tiếp

Lây truyền gián tiếp

- Tiếp xúc:

+ Hôn hít.

+ Quan hệ tình dục.

- Qua phương tiện chuyên chở:

+ Thực phẩm bị nhiễm trùng.

+ Nước bị nhiễm.

+ Dụng cụ.

- Những tiếp xúc khác:

+ Tiêm thuốc.

+ Bú sữa mẹ.

+ Sinh đẻ.

- Qua vectơ:

+ Côn trùng súc vật.

- Qua không khí ở khoảng cách ngắn (giọt nước bọt do ho, hắt hơi).

- Qua không khí ở khoảng cách xa (bụi, giọt nước bọt khô)

- Truyền máu, ghép cơ quan

- Qua nhau thai

- Dụng cụ y khoa dính dịch bị nhiễm mầm bệnh

IV. Ký chủ

Ký chủ là mắc xích thứ 3 trong dây truyền nhiễm, được định nghĩa là người hay động vật thích hợp để tác nhân gây bệnh xâm nhập, nhân lên và sinh trưởng trong những điều kiện tự nhiên. Ngõ vào ký chủ khác biệt tuỳ theo tác nhân: da niêm mạc, máu, đường hô hấp, đường tiêu hoá… nói chung ngõ vào thường là ngõ ra của tác nhân nhiễm trùng. Phản ứng của ký chủ đối với sự nhiễm trùng hầu như rất khác biệt nhau và được xác định nhau bằng tương tác giữa ký chủ, tác nhân và các yếu tố lây truyền.

Những yếu tố cần được chú ý khi khảo sát ký chủ:

1. Vị trí cảm nhiễm:

Là nơi mà tác nhân gây bệnh xâm nhập để tồn tại và phát triển ở đó. Tuỳ theo cơ chế sinh bệnh mà tác nhân gây bệnh có thể: hoặc gây bệnh ở vị trí cảm nhiễm đầu tiên; hoặc xâm nhập vào tổ chức khác (tổ chức thứ 2) để gây bệnh.

Vd: trực khuẩn bạch  hầu chỉ một vị trí cảm nhiễm là hầu họng. Trong khi virus bại liệt có vị trí cảm nhiễm thứ nhất là niêm mạc tiêu hoá, vị trí thứ 2 là chất xám sừng trước tuỷ sống.

2. Thời kỳ ủ bệnh:

Là khoảng thời gian từ lúc tác nhân xâm nhập vào ký chủ cho đến khi xuất hiện triệu chứng, hay  là hội chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ này rất khác biệt nhau có thể từ vài ngày (nhiễm Salmonella) cho đến vài năm (AIDS).

3. Sự đề kháng của ký chủ:

Một yếu tố quan trọng quyết định đến hậu quả là khả năng đề kháng tự nhiên hoặc khả năng miễn dịch. Miễn dịch có thể xảy ra sau nhiễm trùng, sau chuẩn ngừa hay do kháng thể mẹ truyền qua nhau thai, miễn dịch  có thể chủ động hay thụ động.

4. Miễn dịch tập thể:

Là khả năng miễn dịch của cả dân số chống lại một bệnh nhiễm trùng khi phần lớn các cá nhân trong dân số đó không mắc bệnh do được miễn dịch rồi (do tiêm chủng hoặc mắc bệnh trước đó). Bệnh không thể lan truyền trong cộng đồng do tỷ lệ người được miễn dịch lớn hơn nhiều số người không có miễn dịch.

- Vd: ngăn chặn bệnh  Rubella cần có tỷ lệ người có miễn dịch là 85% đến 90%, với bệnh bạch hầu, tỷ lệ này chỉ cần khoảng 75%.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 14/07/2011