Tầm quan trọng, phân loại và qui trình đánh giá các hoạt động y tế
I. Định nghĩa đánh giá:
Đánh giá là một quá trình đo lường, tính toán các chỉ số để đối chiếu xem đã đạt được những mục tiêu đặt ra hay chưa, hiệu quả đạt được có tương xứng với công sức và nguồn lực đã bỏ ra hay không.
Nhiệm vụ của đánh giá còn là phân tích, tìm ra những nguyên nhân của thành công cũng như những thất bại, những hoạt động không hoàn thành mục tiêu để làm bài học tăng cường các hoạt động quản lý sau này.
Ví dụ: sau khi thu thập, phân tích thông tin về kết quả tiêm chủng mở rộng xã A, đoàn đánh giá kết luận: Tiêm chủng mở rộng đã tiến hành rất kém, nguyên nhân chính là thuốc không đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật bảo quản vaccine không đúng quy định.
II. Tầm quan trọng của đánh giá:
Đánh giá nhằm mục đích:
1) Xem đã làm được gì.
2) Kết quả đạt được như thế nào so với mục tiêu đề ra.
3) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
4) Tăng cường công tác quản lý.
5) Thúc đẩy thực hiện kế hoạch tốt hơn, nhanh chống khắc phục những thiếu sót đã phát hiện được.
6) Phân tích kết quả sử dụng nguồn lực.
7) Thu thập thông tin cho lập kế hoạch chu kỳ mới được tốt hơn và phù hợp hơn.
8) Trao đổi kinh nghiệm và tránh được sai lầm trong công tác quản lý cho những địa phương có điều kiện tương đồng.
III. Phân loại đánh giá:
1. Đánh giá ban đầu:
Đánh giá có thể được thực hiện trước khi tiến hành một giải pháp can thiệp để biết được hiện trạng của điểm xuất phát, bao gồm nguồn lực để giải quyết vấn đề và tình hình vấn đề sức khoẻ ở thời điểm trước can thiệp làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe và đối chiếu với kết quả sau khi kết thúc dự án, chương trình can thiệp y tế.
2. Đánh giá tức thời:
Khi dự án, chương trình y tế đang được tiến hành, theo kế hoạch chưa kết thúc song cũng đã có một số hoạt động hoàn thành, có thể cần phải đánh giá để biết mục tiêu đó đã đạt được hay chưa.
3. Đánh giá sau cùng:
Khi dự án, chương trình y tế hoàn thành, cần biết mục tiêu đặt ra từ đầu đã đạt chưa. Cũng tương tự như thế, hàng năm cần đánh giá kế hoạch y tế của địa phương đã đặt ra từ đầu năm đã đạt được hay chưa (đánh giá cuối năm).
4. Đánh giá dài hạn:
Đánh giá cũng còn bao gồm việc xác định mối quan hệ giữa chi phí và thành quả đạt được có phù hợp hay không, phương án nào, địa phương nào đã thực hiện có hiệu quả hơn và tại sao?
IV. Các bước đánh giá:
1) Xác định mục tiêu đánh giá:
Cần xác định rõ hoạt động sẽ tiến hành đánh giá; người sử dụng kết quả đánh giá. Tùy từng tuyến khác nhau mà xác định mục tiêu đánh giá cho phù hợp.
2) Xác định phạm vi đánh giá:
Cần đặt câu hỏi:
- Đánh giá được tiến hành ở diện nào?
- Đối tượng được hưởng lợi từ chương trình can thiệp là những ai?
- Mức độ hưởng lợi như thế nào?
- Tổ chức triển khai chương trình có phù hợp không?
- Sự thay đổi tình hình sức khỏe bệnh tật là gì?
- Đánh giá trong phạm vi quốc gia, một vùng, một tỉnh hay chỉ ở cấp huyện và xã.
- Ai sẽ là đối tượng cần gặp để thu thập thông tin và sẽ đánh giá trong thời gian bao lâu.
3) Chọn phương pháp đánh giá và phương tiện đánh giá:
Bao gồm chọn lựa phương pháp, chỉ số, cách thức thu thập thông tin, xử lý, trình bày thông tin và sử dụng kết quả đánh giá như thế nào.
Dịch tể học ngộ độc thực phẩm theo từng tác nhân (14/07/2011) Một số chế độ ăn thường gặp trong điều trị (14/07/2011) Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt (14/07/2011) Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (14/07/2011) Dinh dưỡng cho người cao tuổi (14/07/2011) Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (14/07/2011) Vai trò và nhu cầu của protein (14/07/2011) Nhu cầu năng lượng (14/07/2011) Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở cơ sở điều trị (14/07/2011) Các nguồn lây nhiễm trùng và các hình thức lây nhiễm trùng trong bệnh viện (14/07/2011)