Tầm quan trọng và một số phương pháp quản lý nhân lực
Quản lý nhân lực là quá trình động viên, khuyến khích để khơi dậy các tiềm năng và bản chất tốt đẹp của con người nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
I. Tầm quan trọng của quản lý nhân lực trong chăm sóc sức khỏe:
1) Nhân lực y tế quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt động y tế. Nếu thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thì các nguồn nhân lực khác giành cho y tế không thể sử dụng có hiệu quả được.
2) Quản lý tốt nguồn nhân lực cũng có nghĩa là phải có kế hoạch phát triển nhân lực hợp lí, xác định các hình thức đào tạo, triển khai và sử dụng đúng số lượng, đúng kỹ năng, trình độ ngành đào tạo của cán bộ.
3) Quản lý nhân lực là sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có và có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp lý để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức và có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện tại và tương lai.
4) Trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ là thủ trưởng các đơn vị. Cán bộ y tế thuộc cơ sở nào thì chịu sự phân công nhiệm vụ của thủ trưởng các cơ sở đó. Sự phân công nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, dựa trên nhiệm vụ của cơ quan tổ chức và khả năng cán bộ, có cân nhắc đến nguyện vọng cá nhân. Khi phân công nhiệm vụ cần phải cần phải trả lời câu hỏi: ai làm nhiệm vụ gì, chịu sự chỉ đạo, giám sát điều hành của ai.
II. Một số phương pháp quản lý nhân lực:
1. Quản lý theo thời gian (lịch công tác):
Cán bộ lập lịch công tác của mình dựa trên các nhiệm vụ, chức trách được giao. Đánh giá cán bộ thông qua việc chấp hành thời gian theo lịch và kết quả công việc. Thường có các loại lịch sau:
1) Lịch công tác năm: ghi các hoạt động chính của năm.
2) Lịch công tác theo tháng: chú ý các công việc cần được ưu tiên thực hiện theo từng tháng.
3) Lịch tuần: là lịch hay được sử dụng nhất. Lịch tuần có thể ghi chi tiết các công việc được thực hiện các ngày trong tuần.
2. Quản lý theo công việc:
Từ chức năng nhiệm vụ, đặc điểm, số lượng, trình độ cán bộ của cơ sở, thủ trưởng đơn vị sẽ quyết định việc phân công công việc cho từng cán bộ trong một giai đoạn thời gian nhất định. Mỗi cán bộ cần lập một bản chức trách cá nhân xác định quyền hạn và trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, liệt kê các công việc phải làm, phải phối hợp với ai, chịu trách nhiệm trước ai. Đánh giá cán bộ chủ yếu là thông qua kết quả hoàn thành công việc đã được giao.
3. Quản lý thông qua điều hành giám sát:
Điều hành và giám sát nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, người điều hành giám sát trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thường có hai loại giám sát:
1) Giám sát trực tiếp: Là giao việc, quan sát việc thực hiện việc đó, thảo luận các vấn đề vướng mắc trong thực hiện công việc, uốn nắn bổ sung các sai sót.
2) Giám sát gián tiếp: Là thông qua việc nghiên cứu, theo dõi, phân tích các báo cáo, ý kiến nhận xét, từ đó đóng góp ý kiến hoặc tổ chức đào tạo huấn luyện lại cho cán bộ.
4. Phối hợp các hình thức quản lý:
Để quản lý sử dụng tốt nguồn nhân lực các nhà quản lý có thể phối hợp sử dụng các phương pháp quản lý nhân lực với nhau, vừa để người quản lý nắm chắc thời gian, công việc của cán bộ, vừa tạo điều kiện phát huy tính chủ động sắp xếp thời gian thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ.
Dịch tể học ngộ độc thực phẩm theo từng tác nhân (14/07/2011) Một số chế độ ăn thường gặp trong điều trị (14/07/2011) Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt (14/07/2011) Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (14/07/2011) Dinh dưỡng cho người cao tuổi (14/07/2011) Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (14/07/2011) Vai trò và nhu cầu của protein (14/07/2011) Nhu cầu năng lượng (14/07/2011) Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở cơ sở điều trị (14/07/2011) Các nguồn lây nhiễm trùng và các hình thức lây nhiễm trùng trong bệnh viện (14/07/2011)