Chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và xử trí tiền sản giật
I. Chẩn đoán tiền sản giật
Dựa vào 3 triệu chứng chính là cao huyết áp, phù và protein niệu
1. Tiền sản giật nhẹ:
- Huyết áp tâm thu 140 - < 160 mmHg
- Huyết áp tâm trương 90 - < 110 mmHg
2. Tiền sản giật nặng:
Khi có ít nhất một trong những dấu hiệu sau:
- Huyết áp tối đa ≥ 160 mmHg và/hoặc tối thiểu ≥ 110 mmHg
- Protein niệu ≥ 3 g/L (+++).
- Rối loạn thị giác và tri giác.
- Đau đầu nhưng không đáp ứng được với các thuốc giảm đau thông thường.
- Đau vùng thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải.
- Phù phổi hoặc xanh tím.
- Thiểu niệu: lượng nước tiểu < 400 ml/24 giờ.
- Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu < 150.000/mm3.
- Tăng men gan.
- Thai chậm phát triển.
II. Chẩn đoán phân biệt:
- Cao huyết áp mãn tính: tiền sử đã có cao huyết áp, hoặc cao huyết áp xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Các bệnh lý về thận: viêm thận cấp, viêm thận mãn, viêm mủ bể thận, hội chứng thận hư.
- Phù do tim, phù do suy dinh dưỡng.
III. Xử trí:
Nguyên tắc điều trị: bảo vệ mẹ là chính, có quan tâm đến con.
1. Tiền sản giật nhẹ:
Có thể điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sở.
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
- Có thể cho uống thuốc an thần Seduxen (Diazepam) 5mg.
- Theo dõi hằng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực.
- Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.
2. Tiền sản giật nặng:
Phải nhập viện và theo dõi tại tuyến tỉnh và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hằng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, đánh giá các chức năng gan, thận, rối loạn đông chảy máu, hội chứng HELLP, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục. Chế độ điều trị cụ thể như sau:
a. Điều trị nội khoa:
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
- Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống.
- Sử dụng Magnesium Sulfate.
o Liều tấn công:
+ Dung dịch Magnesium sulfate 4 gam, pha loãng trong 200 ml dung dịch glucoza 5% tiêm tĩnh mạch chậm trên 5 phút.
+ Ngay sau đó dùng 10g Magnesium sulfate 50% (10ml) tiêm bắp sâu, mỗi bên 5g hoà với 1 ml Lidocain 2%.
o Liều duy trì: Truyền tĩnh mạch Magnesium sulfate 15%, liều lượng 1g trong 1 giờ hoặc tiêm bắp 4g mỗi 5 giờ.
o Trong khi dùng cần bảo đảm:
+ Có phản xạ xương bánh chè.
+ Tần số thở ít nhất là 16 lần/phút.
+ Lượng nước tiểu tối thiểu trên 30 ml/giờ hoặc 100 ml/4 giờ.
+ Có sẵn thuốc đối kháng là Gluconat calci hoặc Clorua calci.
+ Khi có ngộ độc, BN có thể bị ngừng thở phải thông khí hỗ trợ bằng mặt nạ hoặc đặt nội khí quản cho đến khi hô hấp trở lại, phải cho ngay Calcium Gluconate 1g (10ml dung dịch 10%) hoặc calci chlorua tiêm tĩnh mạch chậm để trung hoà tác dụng của Magnesium sulfate.
o Lưu ý:
+ Không được dùng quá 24 g/ 24 giờ.
+ Theo dõi nồng độ ion Magnesium mỗi 4 – 6 giờ/lần, để điều chỉnh liều dùng.
- Thuốc hạ huyết áp: sử dụng thuốc hạ huyết áp khi có huyết áp cao (160/110mmHg)
o Hydralazin hoặc Dihydralazin là thuốc được lựa chọn đầu tiên.
+ Thuốc có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim và thận, ngoài ra thuốc còn làm tăng lượng máu đến bánh nhau.
+ Thời gian bán huỷ của thuốc: 1 giờ, thuốc được thải trừ qua gan.
+ Liều dùng: Dihydralazin 5 – 10 mg tiêm tĩnh mạch chậm, có thể lập lại liều 5 mg, sau 10 – 20 phút nếu cần. Tổng liều là 100 mg/ 24 giờ, có thể truyền tĩnh mạch chậm 10 mg trong 100 ml Dextrose 5%.
o Một số thuốc hạ huyết áp có thể dùng thay thế như:
+ Labetalol: thuốc hạ huyết áp chẹn α và β, liều 10 – 20 mg tiêm tĩnh mạch chậm.
+ Nifedipin (thuốc ức chế kênh calci): biệt dược là Adalat 10 mg, ngậm dưới lưỡi hoặc giọt 3 giọt dưới lưỡi. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp cao huyết áp đột ngột.
+ Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe doạ phù phổi cấp và thiểu niệu.
b. Điều trị sản khoa và ngoại khoa:
Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật, thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kỳ, cần ổn định tình trạng BN trong vòng 24 – 48 giờ giống như trong sản giật.
Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần nhanh chóng chấm dứt thai kỳ.
Ung thư cổ tử cung (05/07/2011) Ung thư niêm mạc tử cung (05/07/2011) U nang buồng trứng (05/07/2011) U xơ tử cung (05/07/2011) Tiểu đường và thai (05/07/2011) Viêm ruột thừa và thai (05/07/2011) Ối vỡ non, ối vỡ sớm (05/07/2011) Thai ngoài tử cung (05/07/2011) Thai suy trong chuyển dạ (05/07/2011) Thai chết lưu (05/07/2011)