Đái dầm ((enuresis, bed-wetting) có thể là sinh lý, tâm lý hay bệnh lý. Để có chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục phải hỏi bệnh, khám tỉ mỉ và làm một số CLS, thậm chí có khi phải làm MSCT hay MRU. ---0---
Đái dầm ((enuresis, bed-wetting) có thể là sinh lý, tâm lý hay bệnh lý. Để có chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục phải hỏi bệnh, khám tỉ mỉ và làm một số CLS, thậm chí có khi phải làm MSCT hay MRU. ---0---
I. Định nghĩa: Là tiểu không tự chủ trong lúc ngủ say.
II. Phân loại:
1. Đái dầm sinh lý: Khi trẻ nam < 5 tuổi, và trẻ nữ < 3 tuổi. do cung phản xạ thần kinh kiểm soát đi tiểu chưa phát triển hoàn chỉnh, nên trẻ tự động đi tiểu khi bàng quang đầy nước tiểu, mà không cần sự ra lệnh của vỏ não.
2. Đái dầm bệnh lý (hoặc tâm lý): khi trẻ nam > 5 tuổi, và trẻ nữ > 3 tuổi, Nguyên nhân tâm lý bao gồm sự thay đổi môi trường sống, sinh hoạt, học hành, bố mẹ ly dị, trẻ bị sợ hãi, căng thẳng, hoặc chỉ đơn giản là khó ngủ, giấc ngủ chập chờn rồi mơ thấy đi tiểu, chừng giật mình dậy thì ướt giường. Còn về nguyên nhân do bệnh lý gây đái dầm bao gồm có dị tật đường tiết niệu (niệu quản lạc chỗ, valve niệu đạo sau ở nam, viêm đường tiểu, tiểu đường, spina bifida, táo bón, bướu vùng đáy chậu, có thai, giảm tiết hormon chống bài niệu về ban đêm.
III. DTH: Đái dầm phổ biến hơn người ta tưởng rất nhiều. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ nhỏ, hiếm gặp hơn ở tuổi học sinh. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khoảng 20% trẻ 5 tuổi và 3% trẻ 12 tuổi có những đợt đái dầm. Tại Mỹ, có khoảng 5-7 triệu trẻ trên 6 tuổi mắc chứng đái dầm. Đái dầm rất hiếm khi liên quan tới những bệnh lý như nhiễm trùng tiết niệu hay tiểu đường. Trong một số trường hợp, những khó khăn tâm lý như sự lo lắng có thể đóng vai trò nhất định. Tuy nhiên, theo bác sĩ Mark Zaontz, Trưởng khoa Tiết niệu Nhi tại một bệnh viện khu vực ở New Jersey (Mỹ), yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng - đái dầm liên quan nhiều tới nhiễm sắc thể số 13.
IV. Chẩn đoán và điều trị:
1. Có trường hợp bé gái đái dầm từ bé, đến 18 tuổi có người dạm hỏi mới hoảng đi khám bệnh và phát hiện có một bên thận bị 2 cái và niệu quản của thận đó bị lạc chỗ. Thế là mổ xong hết đái dầm và lấy chồng ngon ơ.
2. Cho nên, trước một đái dầm ở trẻ, khoan nói là tâm lý hay bệnh lý, hãy:
a. Hỏi bệnh, khám toàn thân, chú ý bộ phận sinh dục nam (hẹp bao quy đầu, lỗ tiểu đóng thấp…).
b. Siêu âm xem có bên nào 2 thận không? (niệu quản lạc chỗ), thành bàng quang có dày không ở trẻ trai (valve niệu đạo sau),
c. Chụp KUB xem có bị spina bifida không.
d. Thử nước tiểu xem có nhiễm trùng tiểu…Nếu tất cả đều bình thường, hãy tìm các nguyên nhân tâm lý…
Đọc thêm:
1. http://suckhoedoisong.vn/2008915153011495p0c10/dai-dam-o-tre-emchua-the-nao.htm
2. http://www.nhidong.org.vn/Default.aspx?sid=7&nid=734
3. http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/nhikhoa/11_0071.htm
4. http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1001&cap=3&id=3175
THẬN Ứ NƯỚC-HYDRONEPHOSIS (21/10/2010) Hội chứng trào ngược BQ-niệu quản (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (09/06/2011) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Hút thuốc lá có gây ung thư tiền liệt tuyến? (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (21/10/2010) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Đái máu (hematuria) (21/10/2010) Bí tiểu (21/10/2010) Tiểu nhỏ giọt cuối bãi (21/10/2010)