Ðái máu (hematuria) nghĩa là có hồng cầu (erythrocyte) trong nước tiểu - khác với máu thoát ra từ u hay bị chấn thương ở niệu đạo. Và cũng khác đái ra huyết sắc tố (Hb), không có HC. Ðái máu có nhiều mức độ khác nhau. Nhưng sơ bộ ban đầu thường được chia làm 2 loại để có hướng chẩn đoán: Vi thể và đại thể.
Ðái máu (hematuria) nghĩa là có hồng cầu (erythrocyte) trong nước tiểu - khác với máu thoát ra từ u hay bị chấn thương ở niệu đạo. Và cũng khác đái ra huyết sắc tố (Hb), không có HC. Ðái máu có nhiều mức độ khác nhau. Nhưng sơ bộ ban đầu thường được chia làm 2 loại để có hướng chẩn đoán: Vi thể và đại thể.
---0---
TIỂU MÁU ĐẦU BÃI: gặp ở người bị bệnh tuyến tiền liệt và niệu đạo (2,9%).
- Ung thư tuyến tiền liệt: Thường tuổi trên 45, sờ thấy tiền liệt cứng như gỗ, lúc đầu đái máu ít, sau nhiều.
- U lành tuyến tiền liệt: Gặp 1,1%, đái máu thưa, nhưng mỗi lần máu ra nhiều, có máu cục.
- Viêm tuyến tiền liệt: Đái máu kèm theo đái buốt, đau, đái mủ, có thể bí đái. Tuyến tiền liệt to nhưng mềm.
- Viêm niệu đạo: Gặp 0,5%, đái buốt, mót đái (đái dắt) thường do lậu. Đái ra mủ là chính, đôi khi có đái máu.
- Giập niệu đạo do chấn thương: Đặc biệt là trong trường hợp đi thuyền bị ngã ở tư thế hai chân xoạc ra như cưỡi trên thành của thuyền.
- Giập niệu đạo còn gặp các chấn thương ở dương vật.
- Pôlip niệu đạo: Chỉ gặp ở phụ nữ, đái máu kéo dài.
TIỂU MÁU CUỐI BÃI: Gặp ở người bị bệnh ở bàng quang (25,2%)
- Viêm bàng quang cấp: Đái dắt, đái buốt, đái ra mủ, hay gặp ở phụ nữ. Nếu viêm bàng quang do lậu thì đái máu nhiều. Nếu là viêm bàng quang do lao thì đái ra máu lâu dài. Lúc này nếu tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu thì sẽ cho kết quả dương tính.
- Sỏi bàng quang: Đái dắt, đái máu và đau trong những trường hợp chạy nhảy, đi xe đạp đường xấu.
- Ung thư bàng quang: Đái ra máu rất nhiều, xem kẻ có giai đoạn nước tiểu trong, có khi đái ra máu toàn bãi. Phải làm siêu âm, nội soi bàng quang để xác định.
- Túi thừa trong bàng quang: Thường đái dắt. Khi viêm thì đái máu. Để xác định, cần phải soi bàng quang.
TIỂU MÁU TOÀN BÃI: thường do nguyên nhân ở thận và niệu quản.
- Một số bệnh toàn thân: Bệnh về máu đông, máu chảy, bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông máu và viêm cầu thận cấp (đái máu phải soi kính hiển vi để xác định)
- Chấn thương: Thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo sau. Có nguyên nhân chấn thương. Đái ra máu cục.
- Sỏi thận: Sỏi nhỏ dễ đái ra máu hơn sỏi to. Đái máu do lao động nặng, chạy nhảy, nghỉ ngơi là hết. Đau vùng thắt lưng. Có thể có ứ nước bể thận. Có loại sỏi không cản quang, rất khó phát hiện bằng X-quang.
- Sỏi niệu quản: Cũng đái máu như sỏi thận. Đau sau lao động nặng, đi xe bị xóc, đau dọc xuống bụng dưới ra niệu đạo, xuống bìu. Hay gây ứ nước bể thận, làm mất chức năng lọc của thân.
- Viêm bể thận cấp: Có sốt rét run. Đái mủ là chính. Đau vùng thắt lưng.
- Ung thư thận: Đái máu không đau, không liên quan với lao động, kéo dài nhiều ngày. Echo, MSCT, MRI chẩn đoán chính xác. -Lao thận: Đái ra máu kéo dài và bật kỳ lúc nào. Thường lao toàn hệ thống đường tiết niệu. Tìm thấy vi khuẩn lao trong nước tiểu. Chụp thận có thuốc cản quang thấy đài thận bị cụt.
- Thận đa nang: Cũng có thể gây đái máu, đa số phải soi kính hiển vi mới thấy. Lúc này thận to cả hai bên, tăng huyết áp khi có biến chứng sỏi thận. Chụp thận cắt lớp.
- Giun chỉ: Giun chỉ làm tắc và vỡ thành bạch mạch và tắc các mạch máu đi kèm, gây hiện tượng đái ra máu và dưỡng chấp. Thường hay tái phát nhiều lần.
- Nhồi máu thận: Do các cục máu ở động mạch, tĩnh mạch thận, nếu tổn thương to sẽ gây đái ra máu. Thường đau thắt lưng dữ dội, đột ngột, sốt, nôn hoặc buồn nôn, có khi trụy mạch.
- Osler: Nhiễm khuẩn máu do tụ cầu, gây áp xe nhỏ ở thận cùng đái ra máu. Phải soi kính hiển vi nước tiểu mới thấy.Đọc thêm:
Chỉ định phẫu thuật trong điều trị K TLT (21/10/2010) GÃY DƯƠNG VẬT (30/12/2010) THẬN Ứ NƯỚC-HYDRONEPHOSIS (21/10/2010) Hội chứng trào ngược BQ-niệu quản (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (09/06/2011) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Hút thuốc lá có gây ung thư tiền liệt tuyến? (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (21/10/2010) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Đái dầm (enuresis) (21/10/2010)