Written by Trần Văn Nguyên
SUMMARY:
One hundred cases of pneumatic endoureterolithotripsy has performed in Cantho General hospital from 1st April 2003 to 6th October 2004 with 56% of female, 17 to 76 years old. Ratio of right and left is 1.5. The successful percentage of 91%, the same RESULT as of the other authors’ on the world, is an encouraged work.
KEY WORDS: Endoureterolithotripsy, pneumatic lithoclast.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sỏi niệu là bệnh lý đứng thứ hai sau nhiễm trùng đường niệu và bướu tiền liệt tuyến làm bệnh nhân phải đi khám và điều trị về niệu khoa.
Sỏi niệu quản chiếm 28-40% sỏi niệu; và sỏi niệu quản dưới chiếm 70-75% sỏi niệu quản.
Trong các phương pháp can thiệp sỏi niệu quản hiện nay như tán sỏi ngòai cơ thể, tán sỏi qua nội soi, lấy sỏi qua nội soi ổ bụng, mổ hở…thì tán sỏi qua nội soi vẫn được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới từ Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Úc, Canada, Sec, Iran, Thái Lan, Nhật, Singgapore, Taiwan [1,2,4,5,6,7]…vì có nhiều ưu thế kinh tế, thực hiện được cả ở trẻ em, phụ nữ có thai, sỏi ở chỗ bắt chéo động mạch chậu, hay hậu quả sỏi kẹt niệu quản sau tán ngòai cơ thể…
Ở Việt Nam, Bệnh viện Bình Dân đã áp dụng tán sỏi niệu quản qua nội soi từ 1992; Bệnh viện Bưu Điện Hà nội từ 1999.
Chúng tôi xin báo cáo 100 trường hợp tán sỏi niệu quản qua nội soi từ 1-4-2003 đến 6-10-2004 ở Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ .
II. MỤC TIÊU:
1. Khảo sát tỉ lệ tán sỏi thành công tại BVĐKCần Thơ.
2. Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hành tán sỏi niệu quản qua nội soi.
III.BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. PP NGHIÊN CỨU: cắt ngang có so sánh .
2. Đối tượng:
· Tất cả các BN có tán sỏi niệu quản qua nội soi từ 1-4-2003 đến 6-10-2004 ở BVĐK Cần Thơ có siêu âm, XQuang (KUB, UIV) và UPR.
· Máy tán sỏi là máy lithoclast, que tán 0.8mm, máy soi niệu quản cứng 9F của hãng Storz, thông Dormia, guide, thông JJ, thông niệu quản thường.
· Nước dùng tán sỏi: nước cất.
· PP vô cảm: tê tủy sống.
· Nguyên lý kỹ thuật: máy nén khí (hình). Khi pedal được đạp thì khí di chuyển trong lòng que tán, đẩy viên bi trong lòng que tán đến đầu que đập vào viên sỏi, làm vỡ viên sỏi. Pedal có thể được đạp từng nhát hoặc liên thanh tùy theo ý định tán. Những viên sỏi vỡ nhỏ ra còn từ 1 đến 3 mm được lấy r a bằng thông Dormia.
· Xử lý số liệu SPSS 12.0.
3. Tiêu chuẩn chọn lựa:
· Sỏi < 1.5 cm, từ niệu quản 1/3 giữa trở xuống.
· Không có nhiễm trùng niệu.
· Điều trị nội khoa thất bại.
4. Tiêu chuẩn đánh giá sau tán:
· Thành công nhóm 1: sỏi vỡ hết, không có xây xát niêm mạc.
· Thành công nhóm 2: Sỏi vỡ hết có xây xát niêm mạc hoặc còn một viên # 3mm không lấy ra được bằng Dormia.
· Thành công nhóm 3: Xây xát niêm mạc nhiều phải đặt thông JJ lưu hoặc còn sỏi < 5mm.
· Thất bại: không đặt máy soi được, sỏi chạy lên thận khi chưa kịp làm gì.
· Các BN đều được tái khám đánh giá bằng thử nước tiểu và siêu âm (+- Xquang).
IV. KẾT QUẢ:
1. 100 bệnh nhân, tuổi trung bình 42.38 (median: 41), tuổi nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 76.
BN |
tuổi nhỏ nhất |
Tuổi lớn nhất |
Tr.bình |
Median |
100 |
17 |
76 |
42.38 |
41 |
2. Nữ/nam= 56/44
3. Phải/Trái= 60/40.
4. Độ ứ nước của thận bị sỏi:
BN |
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
100 |
50 |
35 |
15 |
Các Bn bị thận ứ nước độ 3 đều được lưu thông niệu quản sau tán.
5. Sỏi nhỏ nhất 5mm, sỏi lớn nhất 1.5cm.
6. Thành công 91%. Thất bại chuyển mổ hở 7%, chuyển tuyến trên 2%. Cả hai trường hợp chuyển Bệnh viện Bình Dân tán ngòai cơ thể do sỏi chạy lên thận khi chưa kịp tán, 1 ca thất bại được tán lại thành công sau 3 ngày điều trị nội, 7 ca chuyển mổ hở.
Số BN |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
T.cộng |
100 |
70 |
12 |
8 |
10 |
100 |
7. Số ngày nằm viện sau tán sỏi:
BN |
1 ngày |
2-3 ngày |
4-5 ngày |
1 tuần |
100 |
75 |
13 |
9 |
3 |
Ba trường hợp nằm lâu 1 tuần do 1 ca tán lại; 1 ca BN có 1 thận duy nhất sỏi kẹt niệu quản gây vô niệu phải tán cấp cứu, sau đó Bn bị đa niệu (tiểu 6 lít/ngày), 1 ca BN bị nhiễm trùng niệu nặng (tán sỏi xong, hôm sau xuất viện, 2 ngày nhậplại với sốt cao rét run thận ứ nước độ 2).
8. Thời gian tán nhanh nhất 5 phút, lâu nhất 60 phút, trung bình 20 phút.
9. Nước ròng để tán ít nhất 1.5 lít, nhiều nhất 5 lít, trung bình 2.5 lít.
10. Đa số các bệnh nhân đều ít nhiều đau long sau tán, có một ca yếu hẳn chân phải sau tán sỏi niệu quản phải đến 3 ngày mới đi lại được.
V. BÀN LUẬN:
· Tỉ lệ nam và nữ không có khác biệt.
· Sỏi bên phải nhiều hơn bên trái (gấp 1.5lần).
· Sỏi trên thận ứ nước độ 3 có tỉ lệ thất bại cao hơn vì khó tiếp can sỏi hơn.
· Tỉ lệ thành công 90% tương đương các tác giả khác tán bằng khí động học, hoặc thủy lực [1,2,6,7,9], nhưng thấp hơn tán bằng laser [8].
· Vô cảm bằng tê tủy sống bằng marcain 0.5%, 8-10mg (2ml) là hiệu quả.
VI. KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ thành công của chúng tôi là 91%, tương đương các tác giả khác trên thế giới với chi phí chấp nhận được (một triệu VNĐ/ca) va đa số (75%) BN xuất viện ngày hôm sau tán, trở về cuộc sống lao động bình thường.
2. Bảy trường hợp thất bại vì không tiếp cận được sỏi (unaccessible) do sỏi nằm lâu chỗ tắc tạo cho niệu mạc phủ lên sỏi (granulated overgrowth) làm thận ứ nước độ 3. Do đó, những bệnh nhân nào có thận ứ nước độ 3 nên giải thích với BN khả năng chuyển mổ hở cao. Kích thước sỏi to hơn 1.5 cm không phải là yếu tố ảnh hưởng kết quả tán (chỉ làm thời gian tán lâu hơn do phải lôi sỏi vụn nhiều); mà độ rắn và độ bám dính niêm mạc làm cho tỉ lệ thành công nhóm 2 và 3 cao hơn lên. Nếu tán nhưng viên sỏi từ L4 đến L3 thì bệnh nhân cần được giải thích có thể sỏi chạy lên thận và BN nên được lưu JJ và chuyển sang tán ngoài cơ thể.
VII. ĐỀ NGHỊ:
1. Cho mua máy nội soi mềm để giải quyết sỏi kẹt khúc nối và gắp thông hoặc mảnh vỡ ở thận.
2. Xin trang bị tán sỏi bằng LASER qua máy nội soi mềm.
3. Xem lại thù lao cho nhóm tán sỏi nội soi là bệnh nhân bảo hiểm y tế.
VIII. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP:
So sánh hiệu quả kinh tế, y tế và biến chứng giữa 2 nhóm tán sỏi niệu quản nội soi và mổ hở.
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Almadania H, Younesi M (Iran): Ureteroscopy and pneumatic lithotripsy in the treatment of uretral stone in children, journal of urology, 19th world congress on endo-urology and SWL, Thailand 14-17th November 2001:D5-P6-A115.
2. Ahmed A, Tosson W, Ismail A (Egypt): Intracorporeal lithotripsy for complex ureteral stones, European urology, 14th congress of European Association of urology, Geneva, 7-10th April 2001:25.
3. Đàm Văn Cương, Lê Quang Dũng: Kết quả bước đầu qua 50 ca tán sỏi niệu quản dưới bằng PP nội soi, http://www.cimsi.org.vn/tapchi/TCYHVN/nam01/so%204,5,6/bai7-456-2001.htm
4. Dunn MD, Tababian H (USA): Management of urolithiasis in pregnant women, 19th world congress on endo-urology and SWL, Thailand 14-17th November 2001:D5-P15-A18.
5. Lima E, Cadilha J, Ramos M, Versos R (Portugal): Urgency treatment of ureteric lithiasis with uretero-renoscopy, 19th world congress on endo-urology and SWL, Thailand 14-17th November 2001:C3-P3-A80.
6. Mani Menon, Martin I. Resnick, urinary lithiasis: etiology, diagnosis and medical management, Campbell’s urology, 2003:3229-3267.
7. Stoller ML, Bolton DM: urinary stone disease, Smith’s general urology, 15th edition, 2000:291-320.
8. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Vinh: hiệu quả của holmiumlaser trong điều trị sỏi niệu quản, http://www.nieukhoa.com/htmls/nieu/bstuan/holmiumlaserlithotripsy1.htm
9. Dương văn trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn văn oai: Nhận xét kết tại BV Bưu Điện quả bước đầu tán sỏiniệu quản nội soi qua 210 BN tại BV Bưu Điện, http://www.cimsi.org.vn/TCYHVN/nam2001/so%204,5,6/bai-456-2001.htm.
Mở bàng quang ra da (09/06/2011) Case study and PBL (09/06/2011) Phẫu thuật nội soi trong tiết niệu (08/06/2011) Tinh hoàn (29/05/2011) Chấn thương và vết thương thận (28/05/2011) Bọng đái thần kinh (28/05/2011) Bướu tuyến thượng thận (28/05/2011) Vai trò của thận nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật trong suy thận cấp sau thận (26/05/2011) Chiến lược can thiệp tiểu khó do bướu lành tiền liệt tuyến (23/05/2011)