Cách đây 2 năm, em đi tiểu bị đau ở đầu ra. Rất buốt và rát. Đi mua thuốc ở ngoài tiệm thuốc tây thì họ bảo là nhiễm trùng tiểu. Em uống thuốc 2 ngày thì hết. Nay em lại bị lại nhưng chỉ hơi rát là em đã uống thuốc và hết. Nhưng em vẫn cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân bị nhiễm trùng tiểu là gì? Có thể điều trị dứt không? (Ngọc Anh)
Cách đây 2 năm, em đi tiểu bị đau ở đầu ra. Rất buốt và rát. Đi mua thuốc ở ngoài tiệm thuốc tây thì họ bảo là nhiễm trùng tiểu. Em uống thuốc 2 ngày thì hết. Nay em lại bị lại nhưng chỉ hơi rát là em đã uống thuốc và hết. Nhưng em vẫn cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân bị nhiễm trùng tiểu là gì? Có thể điều trị dứt không? (Ngọc Anh)
- Trả lời:
- Chuyên môn gọi chung là nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi có nhiễm khuẩn ở bất cứ vị trí nào kể từ thận cho đến niệu quản, bàng quàng và niệu đạo.
Các triệu chứng và dấu hiệu:
+ Đái buốt hay đái đau ở vùng miệng sáo hay có cảm giác bỏng rát suốt dọc niệu đạo (triệu chứng thể hiện Viêm niệu đạo).
+ Đau vùng trên vệ kèm/ hoặc đái nhiều (triệu chứng thể hiện Viêm bàng quang)
+ Đái ra máu
+ Nước tiểu đục và có mùi khó chịu (hôi)
+ Sốt cao kéo dài quá 3 ngày. Nếu gặp tình trạng này, cần cấy nước tiểu tìm vi khuẩn để xem có bị nhiễm khuẩn đường niệu hay không; bệnh lý này rất quan trọng nhất là ở trẻ em vì có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận.
+ Buồn nôn hay nôn, kèm sốt cao có thể là biến chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu và thận.
+ Một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu lại không thể hiện triệu chứng gì.
Chẩn đoán
Khi bị đái đau và đái rắt là cần lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm tìm vi khuẩn. Nếu có nhiều vi khuẩn trong nước tiểu mà không có bạch cầu thì rất có thể là bị lây nhiễm.
Cần loại trừ viêm thận bể thận bằng cách kiểm tra xem có dấu hiệu đau nhói ở góc do cột sống và xương sườn tạo nên. Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn là phương pháp chắc chắn nhất để chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không thấy vi khuẩn khi cấy thì triệu chứng viêm niệu đạo có thể do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis hay vi khuẩn lậu. Các triệu chứng viêm bàng quang có thể do viêm bàng bàng quang kẽ. Ở nam giới có triệu chứng đái khó, đái đau có thể do viêm tuyến tiền liệt.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có sốt cao, rét run hay đau vùng bên sườn. Cần định lượng urê và creatinin để đánh giá chức năng thận.
Các loại vi khuẩn gâybệnh thường gặp là Escherichia Coli và Staphylococcus saprophyticus. ít gập hơn là vi khuẩn Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae và enterococcus (một cách để nhớ là lấy chữ cái đầu của tên các loại vi khuẩn nói trên để tạo thành SEEK PP: Staphylococcus saprophyticus - Escherichia Coli - Enterococcus - Klebsiella pneumoniae - Proteus - Pseudomonas).
Phòng bệnh: nhất là với phụ nữ hay bị tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu, nên thực hành những biện pháp sau:
Uống nhiều nước - không nhịn tiểu - nên tắm dưới vòi hoa sen hơn là tắm bồn, không nên tiểu ngay sau khi tắm - vệ sinh vùng sinh dục, rửa từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ hậu môn - rửa vùng niệu đạo và âm hộ sau mỗi lần quan hệ tình dục nhưng không rửa sâu vào âm đạo - vệ sinh vùng cơ quan sinh dục cả trước và sau khi quan hệ tình dục.
Với những phụ nữ đang độ tuổi có đời sống tình dục và cả nam giới thì nên đi đái trước khi quan hệ tình dục 15 phút để dòng nước tiểu loại bỏ bớt vi khuẩn trước khi vi khuẩn lan rộng và khu trú ở thành niệu đạo.
Cũng có thể uống nước Nam Việt Quất để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu vì có một loại tannin chỉ có ở nam việt quất và quả mọng xanh có thể phòng ngừa được sự bám dính của một số vi khuẩn gây bệnh vào biểu mô của bàng quang.
Về phương diện dịch tễ học: nhiễm khuẩn tiết niệu hay gập nhất ở phụ nữ, tăng lên ở những người bị bệnh tiểu đường và bị bệnh hồng cầu liềm hay có dị tật giải phẫu ở hệ thống tiết niệu. Thông bàng quang ở cả nam và nữ đã có tuổi hay những người có bệnh ở hệ thần kinh trung ương và những người đang thời kỳ hồi phục hay bị hôn mê lâu dài có thể tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.
Với các kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt có thể giảm được nguy cơ này. Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn nam vì có niệu đạo ngắn và gần với hậu môn hơn. Một nguyên nhân hay gập nữa của nhiễm khuẩn tiết niệu là hoạt động tình dục quá nhiều, quá mạnh bạo với bạn tình mới, bệnh viêm bàng quang tuần trăng mật là một thí dụ. Điều trị: bằng kháng sinh uống cho hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ bằng trimethoprim, cephalosporin, macrodantin, hay kháng sinh loại fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloxacin). Co-trimoxazole vẫn còn có hiệu quả.
Nếu có triệu chứng viêm thận - bể thận thì có chỉ định dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn: cần thăm dò kỹ càng hơn nữa bằng siêu âm thận và bàng quang hay chụp X quang đường tiết niệu bằng tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Cũng có khi dùng liều thấp kháng sinh uống dài hạn về đêm để tránh tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu không rõ nguyên nhân.
Châm cứu cũng có hiệu quả về cả 2 mặt điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính, có thể kết hợp với thuốc nam. Châm cứu hình như có tác dụng giảm số lượng nước tiểu tồn dư ở bàng quang sau mỗi lần đái.
Nếu điều trị không đem lại kết quả thì cần nghĩ đến viêm bàng quang kẽ.
Chuyên đề TLT (26/11/2024) Chuyên đề sỏi niệu (27/11/2024) Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (30/11/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024)