Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Thắc mắc niệu khoa (2)

Written by Trần Văn Nguyên

1. -Q: Sau mổ sỏi niệu quản lưng gây thận ứ nước độ 3, em thấy nên đặt Double –J stent vì sợ biến chứng hẹp, dính niệu quản. Điều này có được không thưa thầy?

    - A: Nên đặt JJ, vì nếu đặt thông niệu quản (thông con rắn) thì cũng đắt mà không biết có xuống BQ tốt không (thử bằng cách bơm 5cc bethadin vào thông nq và nhìn xuống thấy nước tiểu từ trong thông nđ chảy ra có màu bethadin là tốt (vì trước mổ BN có được đặt thông tiểu), còn một nhược điểm nữa là phải lưu thông nđ 5-7 ngày rồi soi và rút thông nq cùng thông nđ luôn (nếu không, chỉ rút thông nđ còn thông nq thì mỗi lần BN tiểu nước tiểu sẽ theo thông trở lên thận). Vả lại, lưu JJ BN không bị phiền tóai gì (như mang vòng tránh thai), lưu 2-3 tháng. Mỗi 2 tuần echo kiểm tra, nếu hết ứ nước thì nội soi BQ và rút JJ. Trung bình một thận ứ nước độ 3, chủ mô 8mm-1cm thì phải mất 2-3 tháng sau giải áp mới trở về bình thường (không còn ứ nước). Nếu chủ mô 3-5 mm thì cũng phải 4-6 tháng sau thận đó mới teo, kích thước thận còn khỏang 5x7cm (bình thường 6x 12cm và nặng 122 gram, tùy thể tạng và giới tính).

2. -Q: Sau đặt Double –J stent, bệnh nhân cảm giác bị gắt, buốt, tiểu nhiều lần do đầu thông sẽ kích thích vào niêm mạc niệu quản. Nếu niêm mạc niệu quản mỏng thì sao, có thể bị thủng hay rách không thưa thầy?

    -A: Có thể tiểu lắt nhắt, nhưng chỉ vài ngày đầu. Cho anticholinergic 5mg (1v x 2, uống cùng 2 lít nước/ngày) thường ổn. Thủng hay rách là lỗi kỹ thuật (technique fault).

3. -Q: Khi mang JJ thì cho KS như thế nào? Vì có trường hợp mang thông 6 tháng, thậm chí 1 năm (như K cổ tử cung).

    -A: Lúc mới đặt thông (qua nội soi) cho KS 3 ngày, sau đó thử nước tiểu mỗi 2 tuần nếu trong nước tiểu có BC, vi trùng hoặc nitrit (+) thì cho KS.

4. -Q: Cận lâm sàng nào có thể biết được granulated urothelial overgrowth?

    -A: Khái niệm polyp niệu quản phủ viên sỏi là không chính xác, mà là granulated urothelial overgrowth. Chỉ chẩn đóan được nó qua nội soi niệu quản sau khi Echo thấy thận ứ nước, KUB thấy sỏi NQ (thường lâu ngày), UIV nhìn kỹ thấy viên sỏi nhiều gai, không trơn láng.

5. -Q: BN nhiễm trùng vết mổ bị dò mủ ra ngoài sau cắt bỏ thận trái do thận trái bị mủ (do sỏi) thì niệu quản trái sau phẫu thuật đó sẽ được cột lại như vậy có khi nào bị vuột mối chỉ nước tiểu thoát ra thì sao? UPR được làm khi nào và ta sẽ làm gì thêm?

    -A: Ta có thể biến chứng này khi cắt thận mà cắt niệu quản không đủ xa và cột không tốt. Làm UPR và mổ lại cắt đường dò (fistulectomy) hoặc cột mõm cụt niệu quản lại.

6. -Q: Trong chống chỉ định của tán sỏi ngoài  cơ thể có bệnh nhân bị vẹo cột sống vì làm thay đổi vị trí giải phẫu của cơ thể nhưng đã  có siêu âm hướng dẫn vị trí thì sao lại chống chỉ định?

    -A: Tùy mức độ cong cột sống của scoliosis, nếu 300 thì còn có thể, chứ 450 hay 600 thì khó.

7: -Q: Em chưa hiểu rõ từ “bàng quang chống đối” khi nội soi, và phân độ của nó như thế nào?

   -A: Bàng quang chống đối gặp trong overflowed bladder do: bướu lành TLT, K TLT, hẹp cổ BQ, hẹp niệu đạo, valve NĐ sau….nói chung là do tắc ngỏ ra cổ BQ, tắc đường tiểu dưới. Bệnh có 3 độ, mức độ nhẹ là các bè (trabeculae), vừa là cột hõm, nặng là túi ngách (diverticulae), -nhiều túi ngách và thành BQ dày (có khi cả 1cm, còn gọi là bọng đái cơ tim).

8. -Q: Trong điều trị nội khoa của chấn thương thận kín, chúng ta có thể dùng vitamin K không?

    -A: Vitamin K giúp điều chỉnh rối lọan đông máu do thiếu yếu tố II, V, VII, X…trong bệnh lý gan mật (do tắc mật). Trong bệnh lý khác, cơ chế cần xem thêm.

9. -Q: Trong điều trị em thấy có cho kháng sinh Gentamycin (chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận) như thế có hại cho thận không khi thận đang chấn thương như vậy?

    -A: Nếu thận kia tốt thì có thể cho, nhưng chú ý aminoglucoside tác dụng theo cơ chế Knock-out. Tức là one shot, IV, bolus (chích tĩnh mạch một lần, tổng liều/24h).

10. -Q : Thận viêm mủ mức độ nào thì ta có thể lấy sỏi dẫn lưu mủ bảo tồn thận?

     -A: Nếu chủ mô còn dày hơn 5 mm.

11. -Q : Em đọc sách( Bài giảng bệnh học niệu khoa_ GS BS Trần Văn Sáng ) có viết là chỉ có sỏi axit uric là tan được dưới tác dụng của thuốc nhưng ở nước ta ít gặp loại sỏi này. Vậy ngoài lâm sang chụp X_Quang và thử nước tiểu ta có  phương pháp nào giúp ta xác định sỏi gì không thầy và nếu điều trị nội là dung phương pháp, thuốc gì, điều trị trong bao lâu . Hiện nay ở bệnh viện có sử dụng thuốc đó không thưa thầy.  

12. -Q: Steinstrasse là gì?

      -A : Khi tán sỏi ngòai cơ thể những viên sỏi > 1cm, có thể nhiều sỏi vụn rơi xuống làm tắc niệu quản bên dưới gây cơn đau quặn thận, sốt lạnh run, thậm chí nhiễm trùng máu. (xem hình)

Image

13. -Q: Có cần điều trị dày thành bàng quang trên bn sau CĐNS bướu TLT không, nếu có thì điều trị bằng thuốc gì?

     -A : Nếu giải quyết tốt tắc nghẽn thì thành BQ sẽ trở lại bình thường sau 3-6 tháng, tùy mức độ chống đối nặng nhẹ.

14. -Q: Khám động lực học niệu khoa(urodynamic) là làm như thế nào?

-A : BN tiểu vào máy uroflowmetry, kết quả như ECG, nếu lưu lượng > 25ml/s là bình thường ; 15-20 ml/s là giảm ; <10ml/s là tắc ngỏ ra nặng phải soi niệu đạo BQ để xem có cần can thiệp. Có thể kết hợp thêm UCR trước khi soi.

15. -Q : Chấn thưong niệu đạo trước : Sau ki mở thông bàng quang 14 ngày khối máu tụ tan gần hết và chỗ niệu đạo bị vỡ bắt đầu lành, giai đoạn này mới đặt thông niệu đạo. Ở bệnh nhân này chỉ sau 10 ngày đã đặt thông niệu đạo, như vậy có làm cho niệu đạo dễ chảy máu trở lại hơn không? mình có nhất thiết phải đợi đủ 14 ngày, hay khi thấy vùng tầng sinh môn hết bầm tím, và miệng sáo hết ra máu thì đặt thông niệu đạo được? Nếu không thì dựa vào những yếu tố nào là đúng nhất?

     -A : Em xem thêm http://www.ycantho.com/images/stories/Nieu/CT-HENIEU.htm

16. -Q: Nội soi niệu đạo-bàng quang trước khi đặt thông niệu đạo để kiểm tra niệu đạo có lành chưa, nhưng đưa ống nội soi vào niệu đạo cũng làm cho dễ chảy máu trở lại trong thời gian này. Làm như vậy có an toàn không?( vì trong sách nói kiểm tra niệu đạo ở ngày 14 bằng chụp UCR.)

17 : -Q : Tại sao trong trường hợp này khi mở thông bàng quang ra da, có đặt dẫn lưu khoang Retzius, nhưng có trường hợp em thấy không làm như vậy?

       -A : Nếu em khâu tốt đính BQ lên xương mu và khâu kín không còn kỏang chết sau xương mu thì không còn chỗ nào để gọi là Retzius nữa cả.

18. -Q : Ở bệnh nhân này sau khi rút thông niệu đạo tự đi tiểu được nhưng còn đi tiểu ra máu đầu dòng cả 3 lần/ 4 giờ, vậy cho ra viện sau khi rút ống thông niệu đạo 4 giờ có sợ trong thời gian lưu ống thông đã làm kích thích niêm mạc niệu đạo đang bị tổn thương gây tiết dịch, dày dính vào ống thông thì khi rút ống thông làm rách niêm mạc niệu đạo gây tiểu máu không?

      -A : đọc thêm http://www.ycantho.com/images/stories/Nieu/CT-HENIEU.htm

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 09/06/2011