Bài của Tinh254 & Dr. Anhbinh
I. Khái niệm:
Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu
trong hoặc ngoài đường tiết niệu; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến thận-nq giãn. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Thận ứ nước cũng có thể do trào ngược niệu quản-bồn thận, bọng đái tràn đầy (overflowed bladder).
II. Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây tình trạng thận ứ nước có nhiều, nhưng phổ biến nhhất là do sỏi niệu quản bít tắc làm hẹp đường tiểu, dẫn đến tình trạng ứ nước tiểu ngược dòng; hoặc do các dị dạng đường tiết niệu như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, hẹp niệu quản, niệu quản đôi…
III. Triệu chứng:
Triệu chứng bệnh là đau liên tục, tăng dần, kéo dài từ 30 phút đến 4-5 tiếng, có thể âm ỉ suốt cả ngày. Đau thường khởi phát ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống và ra sau. Người bị thận ứ nước mạn tính thường đau tức âm ỉ, thường xuyên vùng hông lưng hay hố lưng. Cũng có trường hợp tắc nghẽn gây thận ứ nước mạn tính mà không có biểu hiện đau đớn gì đáng kể.
Rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu (tiểu nhiều, tiểu đêm, có khi 3-4 lít/ngày) là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thận ứ nước đã dài ngày.
Khoảng 30% bệnh nhân bị tăng huyết áp. Huyết áp tăng nhẹ hoặc trung bình và trở về bình thường sau khoảng 1 tuần lễ. Thận ứ nước một bên thường không gây tăng huyết áp; nhưng cũng có trường hợp huyết áp tăng cao, phải cắt bỏ thận mới điều chỉnh được. Nếu tắc nghẽn cả 2 bên thận thì thường có tăng huyết áp khi thận ứ nước dài ngày.
IV. Điều trị:
Tuỳ thuộc vào tình trạng ứ nước ở độ nào, nguyên nhân và chức năng thận mà có phương pháp điều trị khác nhau, nhưng nói chung đặt vấn đề cắt thận là những trường hợp bất đắc dĩ và phải kiểm tra thật kỹ lưỡng nguyên nhân cũng như chức năng của thận còn lại.
Chỉ định cắt thận chỉ đặt ra khi thận bị ứ nước đó đã mất hoàn toàn chức năng, không còn hy vọng khả năng phục hồi và thận còn lại phải tốt. Khi thận mất chức năng có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, đe dọa nhiễm trùng máu gây nguy hại tới tính mạng thì có thể phải cắt thận cấp cứu. Nhưng nhìn chung, chỉ định cắt thận phải được cân nhắc kỹ. Sau phẫu thuật, một thận còn lại vẫn có khả năng hoạt động bù trừ tốt, trong đa số các trường hợp hầu như không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và khả năng làm việc nói chung.
Chỉ định phẫu thuật trong điều trị K TLT (21/10/2010) GÃY DƯƠNG VẬT (30/12/2010) Hội chứng trào ngược BQ-niệu quản (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (09/06/2011) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Hút thuốc lá có gây ung thư tiền liệt tuyến? (03/07/2011) Báo cáo rối loạn đi tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến (21/10/2010) Báo cáo công tác hội nghị niệu khoa Hoa kỳ AUA2010 (21/10/2010) Đái máu (hematuria) (21/10/2010) Đái dầm (enuresis) (21/10/2010)