Tắc ruột: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
I. Nguyên nhân và phân loại:
Có 2 nhóm
1. Tắc ruột do nghẽn:
Ở loại này lòng ruột bị tắc nghẽn, nhưng mạch máu nuôi dưỡng còn nguyên vẹn.
- Lòng ruột bị bít do một vật chướng ngại:
o Giun đũa.
o U bã thức ăn.
o Sỏi mật
o Phân su đóng quánh ở trẻ sơ sinh
- Lòng ruột bị bít do thương tổn thành ruột
o U đại trực tràng (hay gặp)
o Lao góc hồi manh tràng
o U ruột non (3%)
2. Tắc ruột do thắt:
Loại này không những lòng ruột bị tắc nghẽn mà mạch máu mạc treo ruột tương ứng cũng bị tắc, vì vậy diễn tiến của loại này rầm rộ và cấp tính hơn và tiên lượng cũng nặng nề hơn.
- Thoát vị nghẹt.
- Dây chằng: dây chằng ngắn chắc chẹn một quai ruột và mạc treo của nó, ngoài ra có những trường hợp viêm nhiễm mãn tính trong ổ bụng, có thể đưa đến sự hình thành các dây dính gây ra tắc ruột mà BN không có tiền sử mổ bụng.
- Xoắn ruột.
- Lồng ruột.
II. Chẩn đoán:
A. Cơ năng:
1. Đau bụng.
2. Nôn ói.
3. Bí trung đại tiện.
B. Thực thể:
1. Bụng chướng.
2. Dấu hiệu rắn bò, hay quai ruột nổi.
3. Sờ nắn bụng có khi phát hiện khối u hay khối lồng
4. Nghe tăng nhu động ruột.
5. Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng, hay phát hiện được u trực tràng.
6. Thăm các lổ thoát vị, tìm nguyên nhân tắc ruột.
C. Toàn thân:
1. Mất nước điện giải.
2. Nhiễm trùng nhiễm độc khi BN đến trễ.
D. Cận lâm sàng:
1. X quang bụng đứng: hình ảnh mực nước hơi.
Chẩn đoán tắc ruột non |
Chẩn đoán tắc ruột già |
Mực nước hơi ở giữa bổ bụng |
Mực nước hơi ở ngoại biên |
Chân rộng vòm thấp |
Chân hẹp vòm cao |
2. Xét nghiệm: điện giải đồ giảm, công thức máu: bạch cầu, ure máu
III. Điều trị: nguyên tắc là điều trị nội ngoại khoa
A. Nội khoa: (hồi sức trước mổ)
1. Đặt sonde dạ dày hút liên tục.
2. Bồi hoàn nước và điện giải.
3. Điều chỉnh những rối loạn liên quan như tuần hoàn, tiết niệu…
4. Kháng sinh.
Thời gian hồi sức càng sớm càng tốt nhưng không quá 12 đến 24 giờ. Sẽ có nguy cơ gây hoại tử ruột.
B. Ngoại khoa: mục tiêu là
- Lấy đi chỗ tắc.
- Giải quyết nguyên nhân gây tắc ruột.
1. Tắc ruột non:
Lấy bỏ dây dính, cần thám sát toàn bộ ruột từ góc Striezt đến manh tràng, nếu do thoát vị nghẹt cần phải giải phóng ruột, nếu ruột chưa hoại tử thì sau khi kiểm tra phải phục hồi thông bụng. Trường hợp có hoại tử ruột phải cắt bỏ đoạn ruột hoại tử và nối ruột non lại.
2. Tắc ruột già:
Nguyên tắc là: mở hậu môn nhân tạo trên dòng
Có thể cắt bỏ đoạn ruột già sau đây:
- Cắt một đoạn đại tràng: đưa 2 đầu ra làm HMNT.
- Cắt bỏ u (khâu đầu dưới lại đưa đầu trên ra làm HMNT – phẫu thuật Hartmann).
- Cắt đại tràng phải nối ruột lại ngay.
- Cắt nối đại tràng có rữa ruột sạch trong khi mổ. Tuy nhiên cách này đòi hỏi thầy thuốc có kinh nghiệm vì dễ bị biến chứng.
Chỉ định kỹ thuật:
Theo kinh điển đối với trường hợp phải cắt bỏ đại tràng cấp cứu thì nên đưa 2 đầu ra làm HMNT và nối lại ở thì sau.
1) Ung thư đại tràng P: cắt đại tràng phải nối 2 đầu lại ngay.
2) Ung thư đại tràng T: nếu bệnh nhân có thể trạng còn tốt có thể làm. Rửa ruột trong khi mổ, cắt đại tràng trái nối lại ngay. (trường hợp này nên chọn lọc kỷ và thầy thuốc phải có kinh nghiệm).
3) Ung thư đại tràng thủng: cắt bỏ đoạn đại tràng thủng, khâu đầu dưới lại, đầu trên làm HMNT.
4) Ung thư đại tràng gây tắc ruột: làm HMNT trên dòng, 3 – 6 tuần sau cắt bỏ mô bướu, trường hợp u di căn và xâm lấn các cơ quan lân cận, mở HMNT trên dòng vĩnh viễn.
5) Xoắn đại tràng: trường hợp cấp cứu, nếu bệnh nhân không có viêm phúc mạc, có thể nội soi giải áp, sau một tuần, mổ phiên cắt bỏ đoạn đại tràng chậu hông quá dài để tránh tái phát. Nếu có hoại tử ruột, đưa đầu trên ra làm HMNT đóng đầu dưới (phẫu thuật Hartmann).
6) Xoắn manh tràng: nếu có hoại tử cắt bỏ đoạn hoại tử nối lại ngay, nếu không có hoại tử tháo xoắn và cố định vào phúc mạc sau.
Thập nhân cữu trĩ (22/09/2013) Các vị trí của ruột thừa (17/09/2013) 6 câu hỏi trước 1 bn VFM do thủng ổ loét tá tràng (09/09/2013) Hội chứng Ogilvie (08/06/2013) BỆNH ÁN VRT SUNG HUYẾT Ở NAM 82 TUỔI (17/07/2011) BỆNH ÁN VFM DO VRT HOẠI TỬ DO BS (17/07/2011) Viêm ruột thừa cấp (08/07/2011) Thoát vị bẹn người lớn (08/07/2011) Ung thư đại trực tràng (04/07/2011) Thủng dạ dày tá tràng (04/07/2011)