Histamin là chất trung gian hóa học quan trọng có vai trò trong phản ứng viêm và dị ứng
- Histamin là chất trung gian hóa học quan trọng có vai trò trong phản ứng viêm và dị ứng,
trong sự bài tiết dịch vị và cũng có chức năng như chất dẫn truyền thần kinh
và điều biến thần kinh,
được tạo ra do sự khử carboxyl của histidin dưới sự xúc tác của decarboxylase.
- Do histamin tích điện dương nên dễ dàng liên kết với chất tích điện âm như protease, chondroitin sulfat, proteoglycan hoặc heparin tạo thành phức hợp không có tác dụng sinh học. Phức hợp n ày được dự trữ trong các hạt trong dưỡng bào, bạch cầu ưa base, tế bào niêm mạc dạ dày, ruột, tế bào thần kinh v.v... Da, niêm mạc, cây khí phế quản là những mô có nhiều dưỡng bào nên dự trữ nhiều histamin.
- Nhiều yếu tố kích thích sự giải phóng histamin, nhưng chủ yếu là do phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra trên bề mặt dưỡng bào . Khi có phản ứng kháng nguyên - kháng thể làm thay đổi tính thấm của màng tế bào với ion calci làm tăng calci đi vào trong nội bào, đồng thời t ăng giải phóng calci từ kho dự trữ nội bào. Ca +2 nội bào tăng làm vỡ các hạt dự trữ giải phóng histamin.
Ánh sáng mặt trời, bỏng, nọc độc của côn trùng, morphin, D -tubocurarin làm tăng giải phóng histamin. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được giải phóng trong phản ứng dị ứng như: yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF); các prostaglandin, bradykinin, leucotrien.
- Hiện nay đã tìm thấy 4 receptor khác nhau của histamin là H 1, H2, H3 và H4. Sự phân bố số lượng receptor và chức năng của từng loại receptor rất khác nhau.
I. KHÁNG HISTAMIN H1
Receptor H1 : là receptor quan trọng cho tác động ở cơ trơn, đặc biệt là tác động gây ra bởi đáp ứng thông qua IgE : co phế quản, giãn mạch ..
Kháng Histamin H1 : đối kháng hoàn toàn với histamin tại cơ trơn khí quản, tiêu hóa gây giãn các cơ này, đối kháng 1 phần trên tim mạch, gây giảm tính thấm thành mạch, không ức chế sự tiết dịch vị.
Dựa vào dược động học, tác dụng, các thuốc kháng H 1 được xếp thành 2 thế hệ:
* Thế hệ I: gồm các thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng trên receptor H1 cả trung ương và ngoại vi, có tác dụng an thần mạnh, chống nôn và có tác dụng kháng choline rgic giống atropin.
* Thế hệ II: gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, có thời gian bán thải dài, ít tác dụng trên H1 trung ương, chỉ có tác dụng trên H1 ngoại vi, không có tác dụng kháng cholinergic, không an thần và không có tác dụng chống nôn, chống say tàu xe.
II. TÁC DỤNG PHỤ
1-Do tác dụng trung ương: kích động, nhức đầu, có khi co giật nếu liều cao.
2-Do tác dụng kháng cholinergic: Khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực;
giảm tiết sữa.
3- Phản ứng quá mẫn và đặc ứng: Có thể gặp quá mẫn nghiêm trọng sau khi dùng thuốc kháng H 1 bôi ngoài, nhất là khi có xước da. Có quá mẫn chéo giữa các loại kháng H 1. Biểu hiện ngoài da (ban đỏ, chàm) ngay cả khi uống hoặc tiêm, một phần được cắt nghĩa bởi vai trò là m giải phóng histamin của thuốc kháng H 1.
4-Tác dụng không mong muốn khác:
Tác dụng không mong muốn khác
a.Trên tim mạch: terfenadin, astemizol kéo dài khoảng QT có thể đưa đến hiện tượng xoắn
đỉnh, hiện nay không dùng .
b.Không dung nạp, thay đổi huyết áp, rối loạn máu (thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, thoái hóa bạch cầu hạt) tăng nhậy cảm với ánh sáng.
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Chu kỳ kinh nguyệt (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4 (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Tái hấp thu canxi, phosphate, magnesium và sự vận chuyển potassium tại ống thận (10/07/2011)