Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi ở niêm mạc tử cung và gây chảy máu một cách có chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khoảng 25 – 32 ngày, trung bình 28 ngày gồm 3 giai đoạn.
I. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen, giai đoạn nang tố) (N5 – N14)
- Tuyến yên: bài tiết FSH và LH mà chủ yếu là FSH.
- Buồng trứng: dưới tác dụng của FSH và LH, nang trứng phát triển và bài tiết estrogen và progesteron mà chủ yếu là estrogen.
- Nội mạc tử cung: dưới tác dụng của estrogen, lớp chức năng phát triển làm niêm mạc tử cung dày 3 – 4 mm. Các tuyến dài dần, thẳng và chưa chế tiết. Xuất hiện các động mạch thẳng.
- Cuối giai đoạn này:
o Tuyến yên: 24 – 48 giờ trước phóng noãn, estrogen tăng cao gây feedback (+) làm tăng bài tiết FSH và LH lên rất cao, đặc biệt là LH đạt đến tỷ số FSH/LH = 1/3.
o Buồng trứng: nang trứng phát triển đến chín, bắt đầu tăng bài tiết progesteron và cuối cùng là phóng noãn.
II. Giai đoạn phân tiết (giai đoạn progesteron, giai đoạn hoàng thể tố) (N14 – N28)
- Tuyến yên: bài tiết FSH và LH mà chủ yếu là LH.
- Buồng trứng: hoàng thể hình thành, dưới tác dụng của LH hoàng thể phát triển và bài tiết estrogen và progesteron mà chủ yếu là progesteron.
- Nội mạc tử cung: dưới tác dụng của progesteron, lớp chức năng phát triển rất mạnh làm niêm mạc tử cung dày 5 – 6 mm. Các tuyến dài ra, ngoằn ngoèo và bắt đầu tiết dịch trong gọi là “sữa tử cung”. Các động mạch xoắn lại.
- Cuối giai đoạn này:
o Tuyến yên: estrogen và progesteron tăng cao phối hợp nhau gây feedback âm làm ức chế bài tiết LH.
o Buồng trứng: mất tác dụng của LH, hoàng thể thoái hoá teo lại, không bài tiết estrogen và progesteron làm nồng độ 2 hormone giảm đột ngột. Hậu quả là niêm mạc tử cung bắt đầu bị thoái hoá giữa lớp nền và lớp chức năng khoảng 2 ngày trước khi hành kinh.
III. Giai đoạn hành kinh (N1 – N5)
- Tuyến yên: hậu quả của giai đoạn trước nồng độ FSH và LH thấp.
- Buồng trứng: hoàng thể đã thoái hoá hoàn toàn, nồng độ estrogen và progesteron rất thấp.
- Nội mạc tử cung: mất tác dụng của estrogen và progesteron niêm mạc tử cung thoái hoá thật sự. Các động mạch xoắn co thắt, lớp chức năng không được nuôi dưỡng, bị hoại tử giải phóng chất co mạch thuộc nhóm prostaglandin càng gây co thắt động mạnh xoắn. Sau đó các động mạch vỡ, máu chảy ra đọng lại dưới niêm mạc chức năng. Máu đông lại sau đó tan đông làm bong tróc toàn bộ lớp niêm mạc chức năng đã hoại tử. Kết quả là niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp nền.
- Cuối giai đoạn này: phần bong chảy ra ngoài gây hiện tượng hành kinh. Ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày.
- Tính chất của máu kinh nguyệt:
o Trung bình 30 – 80 mL/lần hành kinh.
o Chủ yếu là máu động mạch, 25% là máu tĩnh mạch.
o Máu màu đỏ sẫm, không đông.
o Thành phần: các thành phần của máu, chất nhầy cổ tử cung, mảnh vụn của niêm mạc tử cung, tế bào niêm mạc âm đạo và nhiều vi trùng thường trú trong âm đạo.
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4 (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Tái hấp thu canxi, phosphate, magnesium và sự vận chuyển potassium tại ống thận (10/07/2011) Sự tái hấp thu glucose, natri, clo và nước tại ống thận (10/07/2011)