Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4
I. Tác dụng:
1. Tăng trưởng:
Làm phát triển cấu trúc và chức năng tế bào theo cơ chế:
- Phối hợp với GH làm tăng tốc độ phát triển cơ thể.
- Kích thích sự biệt hoá tế bào đặc biệt là tế bào não trong vài năm đầu sau sinh. Thiếu T3 – T4 trẻ sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần.
2. Trên chuyển hoá năng lượng ở tế bào:
Làm tăng hoạt động chuyển hoá của hầu hết các mô trong cơ thể dẫn tới chuyển hoá cơ sở có thể tăng 60 – 100% nếu T3 – T4 được bài tiết nhiều. Cơ chế:
- Tăng tốc độ các phản ứng hoá học.
- Tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn tạo năng lượng.
- Tăng số lượng và kích thích ty thể làm tăng tổng hợp ATP. Khi T3 – T4 được bài tiết quá nhiều, ty thể phồng to mất cân xứng giữa 2 quá trình oxy hoá và phosphoryl hoá, một lượng lớn năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt chứ không tổng hợp thành ATP được. Do đó bệnh nhân sẽ có biểu hiện nóng, sợ nóng và da ẩm. Ngược lại thiếu T3 – T4 sẽ gây lạnh và da khô.
3. Trên chuyển hoá glucid:
Làm tăng đường huyết do:
- Giảm thoái hoá glucose.
- Tăng phân giải glycogen.
- Tăng tân tạo đường.
- Tăng hấp thu glucose ở ruột.
4. Trên chuyển hoá lipid:
Làm tăng thoái hoá lipid ở mô dự trữ dẫn đến:
- Tăng acid béo trong máu.
- Tăng oxy hoá acid béo ở mô tạo năng lượng.
- Làm giảm cholesterol, phospholipid, triglycerid trong huyết tương.
5. Trên chuyển hoá protein:
Thời kỳ đang phát triển: làm tăng tổng hợp protein giúp tăng trưởng cơ thể.
Khi bài tiết quá nhiều: làm tăng thoái hoá protein dẫn đến tăng acid amin trong máu để tạo năng lượng khiến cơ thể gầy sút.
6. Trên dịch và vitamin
Làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin như tăng hấp thu B12 ở ruột, chuyển caroten thành vitamin A.
Điều hoà chuyển hoá, phân bố dịch trong cơ thể. Thiếu T3 –T4 gây phù niêm trước xương chày và phù 2 mi dưới.
7. Trên tim mạch:
Tăng nhịp tim, tăng trương lực co cơ tim dẫn đến tăng lưu lượng tim.
Tăng huyết áp.
8. Trên thần kinh, cơ:
- Trên hệ thần kinh trung ương: thúc đẩy sự tự tăng trưởng và duy trì hoạt động bình thường.
+ Nhược năng làm chậm chạp, đần độn.
+ Ưu năng làm căng thẳng, dễ bị kích thích.
- Trên cơ: hoạt hoá các synap thần kinh cơ, điều hoà trương lực cơ.
+ Nhược năng làm chậm chạp, yếu cơ.
+ Ưu năng làm run cơn.
9. Trên cơ quan sinh dục:
- Cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.
+ Nam: Nhược năng làm mất dục tính. Ưu năng làm bất lực.
+ Nữ: Nhược năng làm băng kinh, đa kinh. Ưu năng làm ít hoặc vô kinh, giảm dục tính.
10.Tác dụng khác:
Làm tăng bài tiết hầu hết các hormone khác, tăng nhu cầu sử dụng hormone.
II. Điều hoà bài tiết:
- TRH (vùng hạ đồi) kích thích tuyến yên tiết TSH. TSH kích thích tuyến giáp tiết T3 – T4.
- Lạnh, stress kích thích bài tiết T3 – T4.
- Iod vô cơ cao trong tuyến giáp, ức chế bài tiết T3 – T4.
- Iod hữu cơ cao làm giảm hấp thu iod vào tuyến giáp, giảm tổng hợp T3 – T4.
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Chu kỳ kinh nguyệt (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Tái hấp thu canxi, phosphate, magnesium và sự vận chuyển potassium tại ống thận (10/07/2011) Sự tái hấp thu glucose, natri, clo và nước tại ống thận (10/07/2011)