Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid
Chủ yếu là cortisol (hydrocortison) chiếm 95% hoạt tính glucocorticoid của các hormone vỏ thượng thận.
Ngoài ra còn các hormone khác như corticosterone chiếm 4% hoạt tính glucocorticoid.
I. Tác dụng:
1) Trên chuyển hoá glucid: tăng đường huyết.
- Kích thích tân tạo đường do 2 tác dụng:
+ Tăng tăng hợp các enzyme cần cho quá trình tân tạo đường.
+ Tăng vận chuyển các acid amin từ mô ngoài gan đặc biệt mô cơ đến gan để tạo đường.
- Tăng tổng hợp glycogen ở gan.
- Giảm sử dụng glucose ở tế bào.
2) Trên chuyển hoá protid:
- Giảm protein trong tất cả các tế bào (đặc biệt ở mô cơ và lympho) ngoại trừ tế bào gan do:
+ Giảm tổng hợp protein.
+ Tăng dị hoá protein.
+ Tăng protein trong gan và huyết tương.
- Tăng acid amin trong máu, giảm vận chuyển acid amin vào các mô ngoài gan (nhất là mô cơ) và tăng vận chuyển acid amin vào các tế bào gan gây:
+ Tăng tốc độ khử amin của các acid amin ở gan → tăng tạo ure.
+ Tăng tổng hợp protein ở gan.
+ Tăng tân tạo đường.
3) Trên chuyển hoá lipid: tăng thoái hoá lipid
- Tăng thoái hoá lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu.
- Tăng oxy hoá acid béo ở mô tạo năng lượng.
4) Tác dụng chống stress:
Hầu như tất cả các loại stress đều kích thích tuyến yên bài tiết ACTH. ACTH sẽ tác dụng lên vỏ thượng thận làm phóng thích nhiều cortisol trong vòng vài phút sau đó.
Cortisol có tác dụng làm giảm các bất lợi do stress gây ra.
5) Tác dụng kháng viêm:
Ngăn cản sự hình thành và phát triển của phản ứng viêm do:
- Ổn định màng tiêu thể → giảm phóng thích các enzyme thuỷ phân protein.
- Giảm tính thấm mao mạch → giảm thoát huyết tương ra mô kẽ.
- Giảm di chuyển bạch cầu đến mô viêm và giảm hiện tượng thực bào do ngăn cản tổng hợp prostaglandin và leukotrien từ acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương.
- Giảm sản xuất lymphocyte đặc biệt là lympho T, giảm tạo kháng thể ở mô viêm → ngăn cản hoạt động miễn dịch.
- Giảm sốt do giảm phóng thích interleukin – 1 từ bạch cầu.
- Làm phản ứng viêm mau kết thúc nếu phản ứng viêm xảy ra.
6) Tác dụng khác:
- Chống dị ứng.
- Trên tế bào máu:
+ Giảm số lượng Eosinophil và lymphocyte, giảm tạo kháng thể.
+ Tăng hồng cầu.
- Một số glucocorticoid cũng có hoạt tính Mineralocorticoid như cortisol, corticosteron nhưng hoạt tính thấp = 1/400 aldosteron.
- Trên dạ dày, tăng bài tiết HCl, giảm chất nhầy.
- Trên tâm thần: khó ngủ, hưng phấn, thèm ăn, tăng các triệu chứng tâm thần có sẵn.
- Đối kháng với vitamin D, hiệp đồng với adrenalin và thyroxin làm tăng đường huyết.
II. Điều hoà bài tiết:
Khác với mineralocorticoid, việc điều hoà bài tiết glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tiền yên quyết định.
Bài tiết theo nhịp sinh học: ở điều kiện căn bản ACTH được bài tiết theo chu kỳ cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều → cortisol được bài tiết nhiều nhất vào khoảng 9 giờ sáng, giảm dần và thấp nhất lúc nửa đêm.
Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương.
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Chu kỳ kinh nguyệt (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4 (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Tái hấp thu canxi, phosphate, magnesium và sự vận chuyển potassium tại ống thận (10/07/2011) Sự tái hấp thu glucose, natri, clo và nước tại ống thận (10/07/2011)