Tái hấp thu Ca++, phosphate, magnesium và sự vận chuyển của potassium (K+) tại ống thận
I. Tái hấp thu Ca++, phosphate, magnesium:
- Sự bài tiết Ca++ của thận là quan trọng, nhưng với chế độ ăn bình thường khoảng 10% Ca++ bài tiết khỏi cơ thể/ngày.
- Trong cơ thể: 60% lượng Ca++ không gắn với protein được lọc tự do qua cầu thận và sẽ được hấp thu chủ động ở:
+ Ống lượn gần (50 – 60%).
+ Đoạn cuối phần dày nhánh lên quai Henle.
+ Ống lượn xa: nhờ Parathyroid hormone.
Do đó, lượng bài tiết khoảng 1 – 2% lượng được lọc.
- Điều hoà bài tiết Ca++ nước tiểu:
+ Chủ yếu xảy ra ở phần xa của nephron do hormone tuyến cận giáp (Parathyroid hormone): kích thích sự tái hấp thu Ca++ ở ống thận xa, giúp duy trì Ca++ trong dịch thể (10mg%). Nếu cắt bỏ tuyến cận giáp nồng độ Ca++ huyết tương có thể giảm còn 7mg% có thể gây hiện tượng co giật (tetani).
+ Trường hợp suy thận giảm nồng độ Ca++ trong huyết tương (có thể khoảng 5 mg%) nếu kéo dài sẽ gây cường cận giáp thứ phát.
- Hormone cận giáp làm giảm tái hấp thu phosphat ở ống lượn gần.
- 70% Mg không kết hợp với protein trong huyết tương, được lọc ở cầu thận, đến ống lượn gần sẽ tái hấp thu khoảng 20 – 30% lượng Mg được lọc. Khi đến đỉnh ống góp tiếp tục tái hấp thu 50 – 60% và chỉ còn khoảng 5% Mg được bài xuất ra nước tiểu trong điều kiện bình thường.
- Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà Mg của huyết tương. Nếu tăng Mg trong huyết tương sẽ được bài xuất nhanh chóng ra nước tiểu và ngược lại.
II. Sự vận chuyển của potassium (K+)
Thận là nơi chủ yếu bài tiết và điều hoà K+ của cơ thể:
- K+ được hấp thu chủ động gần như hoàn toàn ở OLG do hiện diện của bơm K+ ở màng TB phía tiếp xúc với lòng ống. Sau đó K+ khuếch tán thụ động từ TB vào dịch kẽ.
- Trường hợp thiếu K+ trầm trọng thì K+ sẽ tiếp tục được tái hấp thu dọc theo ống góp.
- Khi tăng Potassium: K+ sẽ được bài tiết chủ động bởi ống lượn xa và ống góp, đặc biệt ở phần đầu của ống góp vùng vỏ thận. Nhờ hoạt động của bơm Na+/K+-ATPase. Tốc độ bài tiết K+ phụ thuộc vào tốc độ hấp thu Na+ ở ống lượn xa và ống góp, yếu tố này lại phụ thuộc vào Aldosterone và lượn Na+ đến ống xa.
- Khi [K+] tăng ở ngoại bào hay tăng trong huyết tương thì Aldosteron sẽ kích thích bài tiết K+ nhiều hơn.
- Aldosteron cũng làm tăng tính thấm của màng tế bào lòng ống đối với cả K+ và Na+. Do đó nó làm
+ Tăng bài tiết K+.
+ Tăng tái hấp thu Na+.
- Tóm lại: sự bài tiết K+ ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính:
+ Aldosterone.
+ Trạng thái kiềm toan.
+ Hoạt động của bơm Na+K+-ATPase.
+ Tốc độ chảy của dịch lọc trong ống xa (bình thường tốc độ chảy là 1 ml/1 phút, tức là 1,5 lít/ngày)
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Chu kỳ kinh nguyệt (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4 (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Sự tái hấp thu glucose, natri, clo và nước tại ống thận (10/07/2011)