Hoạt động tiêu hóa của tụy
Hoạt động tiêu hóa của tụy là bài tiết dịch tụy
I. Nguồn gốc dịch tụy:
- Dịch tụy được bài tiết khi có nhũ trấp vào phần trên của ruột non. Đặc điểm của dịch tụy được quyết định bởi thành phần có trong vị trấp từ dạ dày xuống.
- Các nang tuyến của tụy bài tiết men tiêu hóa.
- Các ống tuyến dẫn ra từ các nang bài tiết rất nhiều sodium carbonate.
- Chất bài tiết này hợp với nhau lại rồi chảy qua ống Wirsung, ống này nối với ống mật chủ và đổ vào tá tràng qua cơ vòng Oddi.
II. Thành phần và tác dụng của dịch tụy:
Dịch có chứa:
- Cả 3 loại men tiêu hóa protein, glucid và lipid.
- Rất nhiều ion bicarbonat (HCO3-): thành phần này rất quan trọng để trung hòa vị trấp acid từ dạ dày xuống tá tràng.
1. Các men tiêu hóa protein:
+ Được bài tiết ở dạng tiền men (Trypsinogen, Chymotrypsinogen, Procarboxypeptidase, Ribonuclease, Deoxyribonuclease, Proelastase) khi đổ vào tá tràng dưới tác dụng của Enterokinase Trypsinogen sẽ chuyển thành Trypsin, men này sẽ hoạt hóa các men còn lại tạo một loạt các men hoạt động là Chymotrypsin, Carboxypeptidase, Ribonuclease, Deoxyribonuclease, Elastase (thủy phân Elastin giữa các tế bào của thịt), có tác dụng thủy phân các protein thành các chuỗi peptid ngắn hơn, sau đó nhờ hỗ trợ của men trong dịch ruột tiếp tục tiêu hóa mới tạo thành các amino acid để ruột hấp thu được.
+ Riêng Carboxypeptidase có thể cắt liên kết peptid có gốc –COOH tận cùng để tạo các amino acid riêng lẻ cho ruột hấp thu.
2. Các men tiêu hóa Carbohydrat:
Amylase, Maltase: tác dụng thủy phân các Polysaccharides (trừ cellulose), Oligosaccharides, Trisaccharid (Maltotriose), Disaccharid (Maltose) cuối cùng tạo các Glucose.
3. Men tiêu hóa lipid:
+ Lipase: thủy phân các hạt mỡ nhũ tương thành triglycerid rồi thành acid béo và monoglycerid.
+ Cholesterol ester hydrolase: tác dụng lên Cholesterol ester tạo Cholesterol và acid béo.
+ Phospholipase A2: tác dụng lên Lecithin tạo Lysolecithin.
III. Điều hòa bài tiết dịch tụy
Điều hòa bài tiết dịch tụy theo 2 cơ chế: thần kinh và hormone
1. Điều hòa theo cơ chế thần kinh: trong giai đoạn tâm linh.
Acetylcholin từ dây X làm bài tiết enzyme vào nang tụy. Vì có ít nước và điện giải cùng được bài tiết nên lượng enzyme được bài tiết ra ruột non rất ít, lúc này các enzyme được dự trữ tạm thời ở nang tuyến.
2. Điều hòa theo cơ chế hormone: quan trọng hơn.
+ Tụy bài tiết rất nhiều khi đáp ứng với Secretin và Cholecystokinin.
+ Secretin được bài tiết từ tế bào S ở tá tràng và phần đầu của hỗng tràng, kích thích ống tuyến bài tiết HCO3-.
+ Secretin cũng kích thích sự bài tiết Bicarbonate ở gan.
+ Cholecystokinin (do tế bào niêm mạc ruột non bài tiết khi tiếp xúc với sản phẩm tiêu hóa protein, mỡ) theo máu đến tụy kích thích nang tụy bài tiết men tiêu hóa.
Guyton 12th edition (25/08/2013) Phản xạ có điều kiện và không điều kiện (10/07/2011) Thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ Cholinergic và Adrenergic (10/07/2011) Phản xạ của tiểu não (10/07/2011) Chu kỳ kinh nguyệt (10/07/2011) Các hormone ảnh hưởng lên chuyển hoá muối nước (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone glucocorticoid (10/07/2011) Tác dụng và điều hoà bài tiết hormone T3 và T4 (10/07/2011) Điều hoà hoạt động lọc cầu thận (10/07/2011) Tái hấp thu canxi, phosphate, magnesium và sự vận chuyển potassium tại ống thận (10/07/2011)