Định nghĩa của nghiên cứu cắt ngang, ưu và nhược điểm của nghiên cứu cắt ngang
Là nghiên cứu trong đó tình trạng mắc bệnh và tiếp xúc được đánh giá đồng thời ở 1 dân số và ở tại 1 thời điểm xác định. Toàn bộ dân số (1 xí nghiệp, 1 nhà máy, 1 thành phố, hay 1 đơn vị địa dư) hay 1 mẫu của dân số được đánh giá có hay không có hiện diện của yếu tố tiếp xúc và đồng thời người ta cũng xác định có hay không có sự hiện diện của vấn đề sức khoẻ bệnh tật.
Trong dịch tể học từ dân số không chỉ mang ý nghĩa là toàn bộ người sống trong 1 vùng địa dư nhất định, mà nó mang ý nghĩa là những nhóm người xác định theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như là: trẻ em trong trường, công nhân trong xí nghiệp, nhà máy, những người hút thuốc, những người có dùng thuốc ngừa thai uống… trong các khảo sát thực địa, thường gặp thuận lợi khi sử dụng dân số được xác định bởi biên giới hành chánh như: làng, huyện, tỉnh…
Sau đây là sơ đồ của nghiên cứu cắt ngang
Tính hữu ích của nghiên cứu cắt ngang:
- Nghiên cứu cắt ngang chỉ ra mức độ phổ biến của 1 vấn đề sức khoẻ đặc biệt trong dân số nghiên cứu.
- Nó giúp xác định cho mối liên hệ giữa các vấn đề sức khoẻ và 1 số yếu tố trong các điều kiện thích hợp.
- Nghiên cứu cắt ngang có thể gợi ý cho sự tương quan giữa tiếp xúc và bệnh tật.
- Nghiên cứu cắt ngang cung cấp thông tin cho các quyết định hành chánh đối với vấn đề tiếp xúc, cũng như những người bị ảnh hưởng của tiếp xúc trong dân số ở 1 thời điểm nào đó.
Ưu và nhược điểm của nghiên cứu cắt ngang:
1. Ưu điểm:
- Cung cấp kết quả nhanh chóng và dễ thực hiện, chi phí không cao.
- Cung cấp các chứng cứ chứng minh có sự kết hợp giữa các yếu tố quan tâm và bệnh. Đặc biệt đối với các đặc tính tiếp xúc có tính chất liên tục như màu da, màu sắc, giới tính thì nghiên cứu cắt ngang được xem như là nghiên cứu phân tích.
2. Nhược điểm:
- Chỉ có các ca đang mắc hay những người sống sót được điều tra khảo sát (do người sống sót được chọn lọc)
- Trong nhiều trường hợp, người ta không thể rút ra mối liên hệ nhân quả vì trình tự thời gian không xác định chắc chắn.
- Không phù hợp khi áp dụng cho các bệnh hiếm hay tiếp xúc hiếm được vì đòi hỏi cỡ mẫu hay dân số lớn nên tốn kém.
- Vì tiếp xúc và bệnh tật được đo lường cùng 1 lúc nên có thể không xác định được sự tương quan giữa tiếp xúc và bệnh tật là do hậu quả của sự tiếp xúc hay là do hậu quả của bệnh
Báo cáo ca bệnh và báo cáo loạt ca bệnh (14/07/2011) Tỉ lệ hiện mắc và mối quan hệ giữa hiện mắc và mới mắc (14/07/2011) Số đo mới mắc (14/07/2011) Đánh giá các hoạt động TT GDSK (14/07/2011) Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT GDSK (14/07/2011) Các nguyên tắc TT GDSK (14/07/2011) Tổ chức 1 buổi nói chuyện và thảo luận nhóm trong TT GDSK (14/07/2011) Nguyên tắc tư vấn GDSK (14/07/2011) Các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ (14/07/2011) Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ (14/07/2011)