Trình bày các bước tổ chức một buổi nói chuyện và thảo luận nhóm trong truyền thông giáo dục sức khỏe (tt-gdsk)
I. Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe:
Giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe liên quan tới họ. Các cuộc nói chuyện sức khỏe có tác dụng chủ yếu là thay đổi nhận thức của đối tượng và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi.
Chuẩn bị một buổi nói chuyện GDSK:
Thông thường khi tổ chức một buổi nói chuyện GDSK cần phải tiến hành những việc làm sau đây:
1) Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định.
2) Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước.
3) Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.
4) Xác định khoảng thời gian trình bày.
5) Xác định trình tự trình bày.
6) Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thích hợp với thực tế địa phương.
7) Chọn thời gian địa điểm thích hợp.
Trong buổi nói chuyện:
1) Tôn trọng đối tượng.
2) Xây dựng tốt mối quan hệ với đối tượng trước cũng như trong buổi nói chuyện.
3) Sử dụng lời nói, ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ mạch lạc.
4) Không nên chỉ nói chuyện không mà cần sử dụng tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa.
5) Cần bao quát quan sát đối tượng để điều chỉnh.
6) Cho phép các đối tượng hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ.
7) Giải đáp các thắc mắc của đối tượng một cách đầy đủ.
8) Không bao giờ có định kiến với đối tượng giáo dục.
9) Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ và cảm ơn sự tham gia của đối tượng để tạo điều kiện khuyến khích họ tham dự những lần sau.
II. Tổ chức thảo luận nhóm GDSK:
1. Mục đích của thảo luận nhóm GDSK là giúp cho đối tượng:
1) Nêu ra ý kiến từ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình.
2) Mở rộng và thay đổi những ý kiến của họ và họ sẽ cảm thấy sáng tỏ về các quan điểm, thái độ và hành vi của họ.
3) Thống nhất các giải pháp các hành động để giải quyết một số vấn đề trong những trường hợp nhất định.
2. Chuẩn bị thảo luận nhóm GDSK:
1) Xác định chủ đề và nội dung trọng tâm.
2) Xác định mục tiêu.
3) Xác định đối tượng mời vào nhóm thảo luận. Tốt nhất nên mời những người cùng trình độ văn hóa, cùng lứa tuổi, cùng giới tính tham dự. Mỗi nhóm thảo luận mời khoảng từ 6 - 10 người.
4) Trong khi trao đổi nên sử dụng tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa.
5) Cần chuẩn bị những câu hỏi trọng tâm nhất cho chủ đề thảo luận. Ví dụ thảo luận về một bệnh nào đó chúng ta cần chuẩn bị một số câu hỏi cho đối tượng thảo luận như sau: Anh chị hiểu biết gì về bệnh? Tác hại của bệnh là gì? Bệnh có là vấn đề quan trọng ở địa phương? Nguyên nhân của bệnh là gì?...
3. Trong quá trình thảo luận nhóm:
1) Giới thiệu người hướng dẫn và tất cả những người đến tham dự.
2) Khi bắt đầu thảo luận, cần giải thích về mục tiêu của buổi thảo luận.
3) Trong khi thảo luận, cần tạo cơ hội cho tất cả mọi người nêu ý kiến quan điểm. Người hướng dẫn thảo luận cần giữ thái độ trung lập trong suốt quá trình thảo luận, không đưa ra ý kiến cá nhân. Nên động viên, khích lệ mọi người để cho buổi thảo luận được sôi nổi. Người thư ký của cuộc thảo luận cần quan sát và ghi chép lại những nội dung thảo luận, những vấn đề thống nhất, chưa thống nhất trong khi thảo luận, những kết luận cũng như số người tham dự, không khí trong buổi thảo luận, một số kinh nghiệm rút ra qua buổi thảo luận.
4) Cuối buổi thảo luận cần để cho các thành viên có ý kiến nhận xét về buổi thảo luận, hỏi họ xem có câu hỏi gì không, chia sẻ các quan điểm và kinh nghiệm với những người tham gia thảo luận. Tóm tắt kết quả của buổi thảo luận và cảm ơn các thành viên đã tham dự và đóng góp những ý kiến bổ ích cho công tác giáo dục sức khỏe.
Nghiên cứu cắt ngang (14/07/2011) Báo cáo ca bệnh và báo cáo loạt ca bệnh (14/07/2011) Tỉ lệ hiện mắc và mối quan hệ giữa hiện mắc và mới mắc (14/07/2011) Số đo mới mắc (14/07/2011) Đánh giá các hoạt động TT GDSK (14/07/2011) Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT GDSK (14/07/2011) Các nguyên tắc TT GDSK (14/07/2011) Nguyên tắc tư vấn GDSK (14/07/2011) Các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ (14/07/2011) Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ (14/07/2011)