Tỉ lệ hiện mắc và mối quan hệ giữa hiện mắc và mới mắc
I. Tỷ lệ hiện mắc:
Tỷ lệ hiện mắc (prevalence, ký hiệu là P) là tỷ lệ của những người trong 1 quần thể bị mắc 1 loại bệnh hoặc mang 1 thuộc tính tại một thời điểm xác định hay trong 1 khoảng thời gian xác định. Được tính theo công thức sau:
Giá trị 10n thường sử dụng là 1 hay 100 đối với các thuộc tính hay gặp. Giá trị của 10n có thể là 1000, 10.000 hay 1.000.000.000 cho những đặc điểm hiếm và cho phần lớn bệnh tật. Nếu số liệu được thu thập vào 1 thời điểm, thì P được gọi là “tỷ lệ hiện mắc điểm”.
Ví dụ: Một cuộc điều tra những BN bị mắc sốt rét tại huyện A với dân số là 24.000 người trong tháng 2 vàng tháng 3 năm 2006 thấy tổng số người bị sốt rét là 200. Tỷ lệ những người bị sốt rét trong giai đoạn 2 tháng trên của quần thể huyện A này được tính là 200/24.000 x 100 = 0,83%. Như vậy, tỷ lệ người bị mắc sốt rét trong 2 tháng tiến hành nghiên cứu là 0,83% tại huyện A.
Tỷ lệ tăng lên hoặc giảm xuống của tỷ lệ hiện mắc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố làm cho tỷ lệ hiện mắc tăng lên:
+ Thời gian bệnh dài hơn.
+ Sự kéo dài thời gian sống của BN không có chữa trị.
+ Sự tăng lên của các trường hợp mới mắc (tăng lên của tỷ lệ mới mắc).
+ Sự nhập cư của người bệnh.
+ Sự di cư của người khoẻ mạnh.
+ Sự nhập cư của người dễ bị mắc.
+ Cải thiện của điều kiện chẩn đoán (ghi nhận tốt hơn).
- Các yếu tố làm cho tỷ lệ hiện mắc giảm:
+ Thời gian mắc bệnh ngắn hơn.
+ Tỷ lệ chết – mắc cao.
+ Sự giảm xuống của các trường hợp mới mắc (giảm xuống của tỷ lệ mới mắc).
+ Sự nhập cư của người khoẻ mạnh.
+ Sự di cư của người bệnh.
+ Cải thiện tỷ lệ chưa trị của người bệnh.
II. Tương quan giữa tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc và thời gian trung bình của bệnh.
Với những bệnh có thời gian phát triển tương đối ổn định (diễn biến của bệnh ung thư chẳng hạn) thì: Số hiện mắc của một bệnh sẽ tuỳ thuộc vào số mới mắc và thời gian phát triển trung bình của bệnh đó:
Trong đó: P: tỷ lệ hiện mắc điểm.
I: tỷ lệ mới mắc
: thời gian phát triển trung bình của bệnh
Ví dụ:
là tỉ lệ mới mắc ung thư trong 1 năm, thời gian trung bình của bệnh ung thư này là 2 năm, thì tỷ lệ hiện mắc bệnh ung thư đó sẽ là
Hoặc 1 bệnh bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện, hàng tháng có 50 trường hợp vào viện (I); số người thường xuyên được điều trị là 10 (P), thì thời gian điều trị trung bình của bệnh sẽ là: tháng = 6 ngày.
Trong công tác y tế, phải làm sao giảm được tỷ lệ hiện mắc P, thì:
+ Hoặc giảm I: tăng cường hiệu quả dự phòng, giảm số mới mắc.
+ Hoặc rút ngắn thời gian phát triển của bệnh D: là tăng hiệu quả của việc điều trị.
+ Hoặc là giảm cả I và D
Có những bệnh chỉ tác động được vào 1 yếu tố mà thôi.
Ví dụ:
Bệnh Dại: bằng cách dự phòng (vaccine), giám sát (chó) để giảm số mới mắc I, còn D thì không thể giảm được (điều trị chưa có hiệu quả khi đã lên cơn).
Nghiên cứu cắt ngang (14/07/2011) Báo cáo ca bệnh và báo cáo loạt ca bệnh (14/07/2011) Số đo mới mắc (14/07/2011) Đánh giá các hoạt động TT GDSK (14/07/2011) Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT GDSK (14/07/2011) Các nguyên tắc TT GDSK (14/07/2011) Tổ chức 1 buổi nói chuyện và thảo luận nhóm trong TT GDSK (14/07/2011) Nguyên tắc tư vấn GDSK (14/07/2011) Các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ (14/07/2011) Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ (14/07/2011)