Bs Trần Văn Nguyên
SVY6 Nguyễn Thành Công
Tên bài giảng: Đái máu
Môn học: Lý thuyết triệu chứng ngoại
Bộ môn: Ngoại
Thời gian: 1 tiết
Đối tượng: sinh viên Y3, chuyên tu 2
Số lượng sinh viên: 30
Từ khóa: hematuria, myogloburinuria, rifampicin, porphyrinuria, hemoglobulinuria, cystoscope, UIV, MSC 64
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này sinh viên có thể:
1. Nêu được định nghĩ đái máu
2. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt
3. Nêu được các nguyên nhân đái máu.
4. Các xét nghiệm để chẩn đoán
B. NỘI DUNG
I. Định nghĩa [1], [3]
Đái máu là có sự hiện diện của > 3 hồng cầu/vi trường 40. (high-power microscopic field).
II. Chẩn đoán [5]
1. Chẩn đoán xác định
- Vi thể: chắc chắn nhất, soi kính hiển vi tìm thấy nhiều hồng cầu. Muồn chính xác cần làm cặn Addis đếm hồng cầu. Ở phụ nữ phải đặt thông tiểu để thử tránh nhầm lẫn với máu kinh nguyệt.
- Đại thể: nước tiểu đỏ, đục đôi khi có cục máu. Để lâu có lắng cặn hồng cầu.
2. Chẩn đoán phân biệt
a. Đái ra huyết sắc tố
Nước tiểu màu đỏ, có khi sẫm để lâu biến thành màu bia đen. Tuy đỏ nhưng nước tiểu vẫn trong, để không có lắn cặn hồng cầu. Soi kính hiển vi không có lắng cặn hồng cầu. Bằng các phản ứng sinh hóa như Weber Meyer, bonzidin, pyramidon sẽ tìm thấy huyết sắc tố.
Hình 1. Đái ra hemoglobin [7]
b. Đái ra porphyrin
Porphyrin là sản phẩm nửa chừng của hemoglobin, myoglobin, cytochrom… bình thường có 10 – 100 g trong nước tiểu 24h, với số lượng đó không đủ cho nước tiểu có màu. Trong trường hợp bẩm sinh di truyền, uống sunfamit, pyramidon, xơ gan, thiếu vitamin PP, B12, porphyrin sẽ tăng lên và nước tiểu có màu đỏ rượu cam nhưng trong, không có lắng cặn. Soi kính hiển vi không có hồng cầu.
Hình 2. Đái ra porphyrin [8]
c. Đái ra myoglobin: do hội chứng vùi lấp, người bị cây đè, sụp hầm hố.
Hình 3. Đái ra myoglobin
d. Nước tiểu có màu đỏ: do uống Rifampin chống lao.
Hình 4. Tiểu đỏ do uống rifampicin. [9]
3. Chẩn đoán vị trí:
Với sự phát triển của kĩ thuật hình ảnh học và nội soi đã làm giảm nhu cầu của xét nghiệm 3 ly, nhưng đôi lúc vẫn còn hữu ích. Cách thực hiện: lần lượt đái vào 3 cốc bằng nhau xem cốc nào có máu hay đúng hơn là cốc nào có nhiều máu nhất.
Đái máu đầu bãi: cốc 1 có nhiều máu, tổn thương ở niệu đạo.
Đái máu cuối bãi: cốc 3 có nhiều máu, tổn thương ở bàng quang.
Đái máu toàn bộ: cả ba cốc cùng có máu như nhau, tổn thương thận hoặc do bàng quang.
III. Các nguyên nhân gây đái máu [2]
1. Bệnh lý cầu thận
- Viêm cầu thận cấp
- Viêm thận lupus
- Tiểu máu lành tính gia đình
- Tiểu máu lành tính (bệnh Berger)
- Hội chứng Goodpasture
- Tiểu máu do vận động
2. Bệnh lý tại thận
- Thận đa nang
- Thận xốp vùng tủy
- Hoại tử gai thận
- Nhồi máu thận hay thuyên tắc
- Hạch ác tính
- Đa u tủy
- Thoái hóa dạng bột
- Viêm và nhiễm trùng
- Dị dạng mạch máu
3. Niệu học
- Ung bướu
- Sỏi
- Bướu lành tiền liệt tuyến
- Hẹp niệu đạo
- Lạc nội mạc tử cung
- Nhiễm trùng
4. Bệnh lý huyết học
- Bệnh lý đông máu bẩm sinh hay mắc phải
- Điều trị chống đông máu
- Bệnh hồng cầu liềm
- Bệnh thalasemia
- Bệnh tế bào liểm HbC
IV. Khám xét người bệnh đái máu [5], [2]
1. Hỏi bệnh:
- Hỏi tiền sử đái máu, thời gian, khối lượng, hoàn cảnh xảy ra đái máu dạng nghỉ ngơi hay dạng lao động nặng, các triệu chứng kèm theo như cơn đau quặn thận, đái đau, đái nhiều lần, đái đục.
2. Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Cấy nước tiểu: loại bỏ nhiễm trùng.
- Khảo sát hình ảnh: dùng siêu âm để xem hình dạng thận và bàng quang ở bệnh nhân có tiểu máu đại thể hay vi thể, có thể phối hợp với UIV hay MSCT khi cần thiết.
- Soi niệu đạo – bàng quang – niệu quản: được chỉ định rộng rãi, giúp tìm ra vị trí chảy máu. Sinh thiết được thực hiện khi nghi ngờ có sang thương ở khu vực nào đó.
- Tế bào trong nước tiểu: giúp chẩn đoán bệnh lý ác tính ở niệu mạc. Kết quả khó đọc khi có nhiều hồng cầu trong nước tiểu.
- Làm công thức máu, đông cầm máu.
Hình 5. Soi bàng quang chẩn đoán [4]
Hình 6. Hồng cầu trong nước tiểu soi dưới kính hiển vi [6]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hematuria, Glenn S. Gerber M.D, Charles B. Brendler M.D, Campbell – Walsh Urology 10th, Elsevier, 2012, p. 75.
2. Tiểu máu và những bất thường khác của nước tiểu, Vũ Hồng Thịnh, Niệu học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, 2002, trang 99 – 110.
3. Symptoms of Disorders of the Genitourinary Tract, Jack W.McAninch MD, Smith’s General Urology 17th, 2008, p. 36 – 37.
4. http://www.cancer.umn.edu/cancerinfo/NCI/glossary/CDR45988.html
5. Triệu chứng học đái máu, Trần Văn Nguyên, Bài giảng Block niệu dục 5.3.
6. http://en.wikipedia.org/wiki/Hematuria
7. http://web2.tmu.edu.tw/g158090009/jacklecs/pictest/ans088.html
8. http://medicine-science.com/category/ms-categories/hematology/page/2/
9. http://pmj.bmj.com/content/79/931/272.full
KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Vỡ niệu đạo trước (03/04/2013) Bệnh án thận đa nang (02/03/2013) BÀI GIẢNG SỎI NIỆU (03/04/2013) BÀI GIẢNG BPH (Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến) (03/04/2013) Tổng quan về các phương pháp điều trị sỏi thận (29/03/2012) Tán sỏi niệu nội soi Holmium LASER (29/03/2012) Can thiệp sỏi thận (29/03/2012) Bài giảng y3 khám niệu-sd (27/03/2012) Thăm khám niệu khoa- Nam (18/03/2012) CD Sỏi niệu (17/01/2012)