Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
TỔNG THỐNG MỸ

Nền dân trị Mỹ, Tocqueville, NXB Tri thức, 2007.

Chưa từng khi nào thấy ở Hoa Kỳ một con người để cho danh dự và cuộc sống mình lâm nguy chỉ để trở thành tổng thống, bởi vì vị tổng thống chỉ có quyền lực nhất thời, hạn hẹp và lệ thuộc. Cần phải thấy mối lợi có giá vô cùng lớn thì mới có những tay chơi tuyệt vọng nhảy vào cuộc. Cho tới nay, chưa có một ứng viên nào đủ sức tạo cho mình những mối thiện cảm nồng nàn và những đam mê nguy hiểm của công chúng. Lý do thật đơn giản: khi leo lên tới chức vụ đứng đầu chính quyền, ông tổng thống chẳng thể nào ban phát cho bạn bè cả quyền lực, cả tài sản lẫn vinh quang, và ảnh hưởng của ông ta trong bộ máy nhà nước lại quá yếu ớt để cho phái thấy mình có lợi lộc hoặc là bị hủy họai một khi ông ta leo lên được chức quyền kia.

Các nền quân chủ cha truyền con nối có ưu thế rất lớn là lợi ích gia đình luôn luôn gắn bó chặt chẽ với lợi ích nhà nước, không một giây phút nào bị bỏ rơi. Tôi không rõ liệu trong các nền chuyên chế đó công việc có trôi chảy hơn nơi khác chăng?

Ở nước Mỹ, ông tổng thống có ảnh hưởng khá lớn đến công việc nhà nước, nhưng tổng thống không dắt dẫn mọi công việc. Cái thế lực có sức nặng hơn vẫn nằm hòan tòan trong tổ chức đại diện mang tính tòan quốc. Vậy là muốn cho các đường lối chính trị thay đổi, thì phải thay đổi tòan bộ khối nhân dân, chứ không phải là thay một mình ông tổng thống. Và ở nước Mỹ, hệ thống tuyển cử áp dụng cho người đứng đầu quyền hành pháp cũng chẳng phương hại gì rõ rệt đến sự bất biến của chính phủ.

Người Mỹ nghĩ một cách có lý rằng, để hòan thành nhiệm vụ và chịu đựng được hòan tòan gánh nặng trách nhiệm, người đứng đầu ngành hành pháp phải càng tự do càng tốt trong việc chính tay mình tùy nghi tuyển chọn và sa thải người giúp việc. Cơ quan lập pháp giám sát tổng thống hơn là người điều hành tổng thống. Cơ quan lập pháp theo dõi số phận như là bị treo của tất cả các công chức Liên bang từ đó cho tới từng cuộc tuyển cử mới (tr.282)

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010