Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
TỔ QUỐC VÀ DÂN CHỦ

Từ ngữ chỉ có những ý nghĩa hay thay đổi và tạm thời, thay đổi từ thời này qua thời khác và từ dân tộc này qua dân tộc khác; và khi chúng ta muốn thông qua nó, tác động lên đám đông, thì điều ta cần biết, đó là ý nghĩa mà từ ngữ bao hàm đối với đám đông ở một thời điểm nhất định, chứ không phải ý nghĩa mà đã có từ ngày xưa, hoặc ý nghĩa mà chúng có thể có đối với những cá nhân mang cấu tạo tinh thần khác.

Cho nên, tiếp theo những đảo lộn chính trị, khi đám đông đã hòan tất những thay đổi niềm tin, bằng cách đạt được một sự đối lập sâu sắc đối với những hình ảnh mà một số từ ngữ gợi lên, việc đầu tiên của nhà chính khách đích thực là thay đổi những từ ngữ, dĩ nhiên, không đụng chạm tới bản thân của các sự việc, bởi vì chúng gắn bó chặt chẽ với một cấu tạo di truyền khó có thể bị biến đổi. Ông Tocqueville đã đưa ra nhận xét từ lâu,là công việc của chế độ Tổng tài và Đế chế trước hết bao gồm việc khóac lên phần lớn các thiết chế của quá khứ những tấm áo từ ngữ mới, nghĩa là thay thế các từ gợi lên những hình ảnh khó chịu trong trí tưởng tượng của đám đông bằng các từ ngữ khác mà sự mới mẻ của chúng ngăn cản những ấn tượng tương tự. Thuế thân đã trở thành đóng góp ruộng đất, gabelle đã trở thành thuế muối, thuế trợ giúp đã trở thành đóng góp gián tiếp và thuế gộp, thuế cho các hãng buôn và phường hội gọi là thuế môn bài.

Một từ như từ Tổ quốc có ý nghĩa gì trong tâm hồn một người dân Athènes hay người dân Sparte nếu không phải là sự sùng bái thành Athènes hay thành Sparte, mà không hề có nghĩa sùng bái nước Hy lạp, một đất nước gồm những thành quốc đối địch nhau và luôn trong chiến tranh. Cũng vẫn từ Tổ quốc, nó có nghĩa gì với người Gaulois cổ đại, bị phân chia thành các bộ lạc đối địch, gồm nhiều chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, mà César đã chiến thắng dễ dàng bởi vì ông luôn có nhiều đồng minh trong các bộ lạc ấy. Chỉ có Lamã mới cho xứ Gaule một tổ quốc, khi đem lại cho nó sự thống nhất kinh tế và chính trị.

Trên thực tế chúng tương ứng với những tư tưởng và những hình ảnh hòan tòan đối nghịch nhau trong tâm hồn Latin và trong tâmhồn Anglo-Saxon. Ở người Latin, từ dân chủ trước hết có nghĩa là sự xóa bỏ ý chí và sáng kiến của cá nhân trước ý chí và sáng kiến của cộng đồng được đại diện bởi nhà nước. Chính nhà nước càng ngày càng đảm nhiệm điều khiển tất cả, tập trung hóa, độc quyền hóa và chế tạo tất cả. Mọi đảng phái (không ngọai lệ): cấp tiến, XHCN, hay quân chủ đều luôn kêu gọi đến nhà nước. Ở người Anglo-Saxon,nhất làở người Mỹ, cũng từ dân chủ ấy lạicó nghĩa trái lại là phát triển mãnh liệt ý chí và cá nhân, xóa bỏ hòan tòan nhà nước chừng nào có thể, và ngòai cảnh sát-quân đội-quan hệ ngọai giao, người ta không để cho nhà nước chỉ đạo điều gì hết,ngay cả giáodục cũng không.Vậy cũng một từ ấy, ở một dân tộc này có nghĩa là xóa bỏ ý chí và sáng khiến cá nhân còn nhà nước là ưu trội; ở một dân tộc khác lại có nghĩa là phát triển quá mức ý chí và sáng kiến ấy, xóa bỏ hòan tòan nhà nước.

Gustave Le Bon, la Psychologie des poules, NXB Tri thức 2008
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010