Nền dân trị Mỹ, Tocqueville, NXB Tri thức, 2007.
Một chính phủ mà chỉ biết đánh nhau với dân để buộc dân tuân thủ luật pháp thì hẳn là nó đã cận kề với thời kỳ tiêu tan rồi. Sẽ xảy ra với chính phủ đó một trong hai điều sau đây: 1. Nếu đó là một chính phủ yếu kém và ôn hòa, thì nó chỉ dùng sức mạnh khi ở độ cùng cực, và nó lờ đi một lọat những bất tuân lệnh cục bộ; khi đó nhà nước dần dần rơi vào tình trạng vô chính phủ.
2. Nếu đó là một chính phủ liều lĩnh và mạnh, thì nó luôn luôn đem dùng sức mạnh, và ta sẽ thấy chính phủ đó suy thóai dần dần thành bạo quyền thuần túy quân sự. Cả khi nó bó tay họăc nó ra tay thì đều là thảm họa cho người dân.
Mục tiêu lớn của nền tư pháp là đem thay thế tư tưởng dùng bạo lực bằng tư tưởng dùng quyền; là đặt ra những khâu [can thiệp] trung gian giữa cầm quyền và dùng sức mạnh vật chất.
Cái sức mạnh dư luận của con người nói chung đối với sự can thiệp của tòa án thật là một điều đáng kinh ngạc. Sức mạnh này to đến nỗi khi các tòa án vật chất không tồn tại nữa thì con người vẫn gắn bó mình với hình thức tư pháp; ở chỗ chỉ còn một cái bóng thì dư luận đặt vào đấy một vật thật.
Đem cái lực đạo lý của tòa án thay thế cho lực vật chất trong phần lớn các trường hợp khiến cho hiếm khi phải dùng đến sức mạnh vật chất, và khi phải dùng thì nó nhập với lực đạo lý để tăng sức mạnh lên gấp đôi. (tr.297)
TỔNG THỐNG MỸ (02/11/2010) TÒA ÁN …TA (02/11/2010) SỰ HY SINH (02/11/2010) Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0 (02/11/2010) Giải quyết vấn đề “gia đình trị” kiểu Việt Nam (02/11/2010) TỔ QUỐC VÀ DÂN CHỦ (02/11/2010) Đồng bào (02/11/2010) MUA BÁN HẠN NGẠCH Ô NHIỄM (02/11/2010) CHÍNH TRỊ (01/11/2010) Làn sóng rũ áo từ quan (31/10/2010)