Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
CHÍNH TRỊ

I. ĐỊNH NGHĨA:

Chính trị theo định nghĩa ở tự điển là gì ? Đó là tất cả những gì liên quan đến công việc cai quản nhà nước, đến công việc quản lý có hiệu quả mọi việc công cộng , đến việc bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc . Vì lẽ gì một người nước Nam biết lo lắng cho sự phồn thịnh và tương lai của tổ quốc mình , lại có thể không tìm hiểu xem tổ quốc mình được cai quản như thế nào , lại không tự hỏi liệu các thể thức hành chính hay cai quản hiện nay có phù hợp với đất nước mình không , và nếu cần , thì phải tiến hành những cải cách , những cải tiến ¸ những sửa đổi hoặc cải tạo hữu ích hoặc cần thiết nào ? Và nếu người nước Nam ấy phát hiện thấy có những lạm dụng , những sai sót hoặc những vi phạm , liệu cái người nước Nam ấy có thể tự buộc mình không tố cáo chúng ra ? ( Phạm Quỳnh , Tiểu luận viết bằng tiếng pháp , NXB Tri thức , 2007, tr.313).

Theo wikipedia , Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp , dân tộc , quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước .

Còn Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành khoa học nghiên cứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lực và sử dụng quyền lực.

Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật.

II. KHÁI NIỆM:

Chính trị theo nghĩa chung nhất là quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Là một khái niệm của thượng tầng kiến trúc .

III. CÁC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ:

1. Triết gia Khổng Tử ( 551 - 471 TCN ) .

2. Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428-328 BC) .

3. Aristotle (384–322 TCN) .

4. Niccolò Machiavelli (renaissance).

5. John Stuart Mill ( thế kỷ 19 ).

6. Karl Marx .

7. Những nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa Marx tự do đã thách thức sự diễn dịch chủ nghĩa Marx của Lenin; như trường hợp Cornelius Castoriadis , đã miêu tả nhà nước Liên Xô là một hình thức của "chủ nghĩa tư bản quan liêu " hơn là nhà nước cộng sản thực sự.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 01/11/2010