Qua xét xử những người có liên quan trong vụ án Đồ Sơn, thấy quá rõ tàn dư "phủ bênh huyện, huyện bênh tổng" chưa thể mất hẳn. Nếu không cải cách tư pháp một cách đồng bộ với cải cách hành chính, phát huy dân chủ... thì những chuyện can thiệp của cơ quan Đảng, chính quyền vào tòa án sẽ còn dài dài. Tòa án sẽ khó mà thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử, thượng tôn pháp luật. Kinh nghiệm hầu như có tính qui luật, để tòa án độc lập xét xử, không thiết kế tòa án theo đơn vị hành chính. Điều này gần như là thông lệ trên thế giới.
Được biết trong tiến trình cải cách tư pháp sắp tới sẽ tiến hành tổ chức tòa án theo hướng này. Không thể trông cậy vào sự công tâm, độc lập xét xử chung chung của tòa án, mà phải dựa vào cơ sở khoa học của tổ chức tòa án để đảm bảo sự công tâm và độc lập xét xử. Lúc đấy, quan tòa không bị một áp lực nào từ những người trên thực tế quyết định sinh mạng chính trị và con đường thăng tiến của họ. Tổ chức tòa án khoa học như vậy cộng với việc thực hiện tranh tụng dân chủ trong phiên tòa, nhất định sẽ giảm đi các bản án "đùa dai" như vừa qua.
Dẫu biết rằng có sự tác động có tính chất dây chuyền đối với sự phát triển, điều ấy không có nghĩa thụ động chờ sự tác động. Vấn đề là phải hoạch định tổng thể lộ trình của sự phát triển. Đó là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách.
Bất cứ sự cải cách nào cũng phải trả giá, sự cải cách đồng bộ sẽ ít trả giá hơn, sẽ thành công hơn.
TỔNG THỐNG MỸ (02/11/2010) CHÍNH PHỦ (02/11/2010) SỰ HY SINH (02/11/2010) Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0 (02/11/2010) Giải quyết vấn đề “gia đình trị” kiểu Việt Nam (02/11/2010) TỔ QUỐC VÀ DÂN CHỦ (02/11/2010) Đồng bào (02/11/2010) MUA BÁN HẠN NGẠCH Ô NHIỄM (02/11/2010) CHÍNH TRỊ (01/11/2010) Làn sóng rũ áo từ quan (31/10/2010)