Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
MUA BÁN HẠN NGẠCH Ô NHIỄM

1. Bạn hãy xem quá trình mua bán hạn ngạch từ trước tới nay. Chính phủ cấp phép cho thải một chất ô nhiễm nào đó vào công sản. CP cấp phép miễn phí cho những đại gia gây ô nhiễm. Những người trước đây gây ô nhiễm nhưng sau đó cắt giảm được thì có thể bán hạn ngạch lại khi mà họ không cần nữa (Peter Barnes).

 

Kinh tế học môi trường là một chuyên ngành của kinh tế học ứng dụng đề cập đến những vấn đề môi trường (thường còn được sử dụng bởi các thuật ngữ khác). Khi sử dụng các phương pháp chuẩn tắc của kinh tế học tân cổ điển, nó được phân biệt với kinh tế xanh hay kinh tế sinh thái trong đó bao gồm cả các cách tiếp cận không chuẩn tắc cho những vấn đề môi trường, khoa học môi trường, nghiên cứu môi trường, hoặc sinh thái. Theo chương trình Kinh tế học Môi trường của Cơ quan Quốc gia về Nghiên cứu Kinh tế (NBER), Mỹ. Mục tiêu chính của ngành này là phân tích đánh giá các vấn đề TNMT dưới góc độ kinh tế xã hội, xác định các mức tối ưu ô nhiễm, mức tối ưu khai thác tài nguyên, xây dựng các chính sách công cụ kinh tế như thuế môi trường và tài nguyên, lệ phí ô nhiễm, ký thác - hoàn trả, hạn ngạch, giấy phép ô nhiễm có thể mua bán, trợ cấp ô nhiễm và làm giảm ô nhiễm một số công cụ khác cho từng vấn đề TNMT cụ thể; định giá trị TNMT để làm cơ sở cho các quyết định chính sách kinh tế xã hội; hoạch định chiến lược và kế hoạch dài hạn, xây dựng dự án bảo vệ, giảm ô nhiễm, chống suy thoái cạn kiệt TNMN.

2. Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19-12 công bố một thỏa thuận mua hạn ngạch ô nhiễm của hai công ty Trung Quốc trị giá 930 triệu USD. Việc này nằm trong kế hoạch để các nước giàu thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính bằng cách trả tiền cho việc cắt giảm này tại các nước nghèo. Đây là thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay của quỹ WB. Quỹ này được thành lập như là một thành phần của Nghị định thư Kyoto về thay đổi khí hậu. (WB mua hạn ngạch khí thải của Trung Quốc trị giá 930 triệu USD - vietbao).

3. Từ ngày 1-1-2005, thị trường mua bán hạn ngạch các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Thị trường khí thải châu Âu là một trong 3 sáng kiến trong khuôn khổ Nghị định thư  Kyoto nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của các công ty trong vấn đề giảm khí CO2, nguyên nhân chính gây hiện tượng ấm dần lên trên toàn cầu. Theo Nghị định thư Kyoto, được các nước ký năm 1997, từ năm 2008 đến 2012, hơn 30 nước công nghiệp hàng đầu thế giới sẽ phải giảm hoặc giữ lượng khí thải CO2 và các khí thải khác như mức của năm 1990. Các nước EU đã nhất trí cắt giảm 8% lượng khí thải này vào thời điểm đó. (EU thành lập thị trường hạn ngạch khí thải - vietbao).

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010