Nguyễn Xuân Quốc MSSV: 3045265 ĐT 0919133487
BN tên: PHẠM VĂN KIM, Nam, 85 tuổi, ở Thạnh Mỹ C - Bình Chánh - Phụng Hiệp - Hậu Giang, Vào viện lúc: 21h ngày 16/03/20, vì đau vùng hông lưng phải.
I. BỆNH SỬ:
1. khởi phát và diễn tiến:Cách nhập viện 4 ngày bệnh nhân cảm thấy đau quặn từng cơn trên nền âm ỉ vùng hông lưng phải, chạy dọc từ hông lưng (P) xuống hạ vị. Mỗi cơn đau kéo dài khoảng 30 phút, khoảng cách giữa 2 cơn đau lúc đầu thưa. Bệnh có sốt nhẹ kèm theo, tiểu không thấy máu, không buốt gắt. Cơn đau tăng dần khoảng cách các cơn khít dần. Bệnh nhân có uống thuốc tư không rõ loại không thấy giảm nên nhập viện bệnh viện ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẨN THƠ.
2. Tiền sử:
a. bản thân: - Cắt túi mật nội soi # 1 năm.- Đái tháo đường hơn 1 năm điều trị thuốc không rõ loại- Tăng huyết áp hơn 1 năm điều trị không liên tục ( HAmax: 180mmHg)
b. gia đình: chưa ghi nhận bệnh lý ngoại khoa tương tự.
3. Tình trạng lúc nhập viện:Bệnh tỉnh tiếp xúc tốt, da niêm nhợtSinh hiệu: Mạch: 90 l/p, To: 37oC, HA: 190/100 mmHg, NT: 20 l/p. Tổng trạng trung bình. Đau vùng hông lưng phải, Sờ chạm thận (P), bập bềnh thận (+), Ấn đau điểm niệu quản giữa (P), không có cầu bàng quang.Tim đều, rõ, không âm thổi. Phổi trong không rale. Gan lách sờ không chạmChẩn đoán lâm sàng: Cơn đau quặn thận (P) nghĩ do sỏi niệu quản (P) ở đoạn chậu
4. Cận lâm sàng:
* Echo: Thận (P) ứ nước độ III, niệu quản đk: 1.3 cm, đoạn 1/3 trên sát khúc nối đài bể thận có 1 cản âm kt: 1.1 x 1.5 cm kết luận: thận (P) ứ nước độ III do sỏi niệu đoạn 1/3 trên gần khúc nối đài bể thận. gan nhiễm mỡ.
* KUB và UIV:
- CTM, hóa học máu: bt.- ECG: nhịp nhanh xoang 100 l/p- Đông cầm máu: TP: 100% APTT: 27.1” Fibrin: 6.27g/l5) Chẩn đoán xác định: Sỏi niệu quản chậu (P) + Sỏi thận (P)Bệnh nhân được điều trị kiểm soát huyết áp và truyền 2 đơn vị máu (HC: 4M/µl, Hgb: 10.5 g/dl, Hct: 32.9%)- Bệnh nhân được chỉ định mổ chương trình với phương pháp mổ mở (Open) lấy sỏi vào lúc 8h40 ngày 24/3/2009.lTường trình phẫu thuật:
- Mê nội khí quản - Bệnh nhân nằm nghiêng 45o- Mở đường Gibson (P) kéo dài lên trênbộc lộ, niệu quản 1/3 dưới (P) giãn tosỏi kẹt ngay chỗ bắt chéo giữa niệuquản và Động mạch chậu phải.- Mở niệu quản lấy ra 1 viên sỏi kt 1 x 1.8cm. thông niệu quản xuống bàng quang và lên thận tốt.- Đặt thông JJ (P) lưu lại- Rửa, dẫn lưu cạnh niệu quản (P)- Khâu từng lớp.
lChẩn đoán sau mổ: sỏi niệu quản đoạn chậu (P)
II. TÓM TẮT BỆNH ÁN:Bệnh nhân nam 85 tuổi được mổ chương trình với phương pháp mổ mở lấy sỏi niệu quản đoạn chậu (P) hôm nay hậu phẫu ngày 2 ghi nhậnHuyết áp 170/ 90 mmHg, Vết mổ khô không rỉ dịch, chân chỉ không viêm, Ống dẫn lưu ra ít dịch hồng. Ấn đau nhẹ nơi vết mổ.Kết luận: Hậu phẫu ngày thứ 2 sau mổ mở lấy sỏi niệu quản chậu diễn tiến ổn định
III. NHẬN XÉT: Bn tuổi cao, bênh nội khoa kèm theo phục hồi rất chậm dễ nhiễm trùng vết mổ. Nếu biến chứng xảy ra rất khó khăn trong điều trị.Vị trí viên sỏi kẹt ngay chỗ nối giữa niệu quản và động mạch chậu gây trở ngại trong phẫu thuật. Trên echo không mô tả bề dày chu mô thận ứ nước, để ptv xem xét có nên cắt thận không. IV. CÂU HỎI:
1. Còn một viên sỏi nằm ở cực dưới thận sao phẫu thuật viên không lấy? nếu để lại thì khi nào lấy hay là để lại sống hoà bình?
2. Khả năng phục hồi của thận (P) như thế nào Khi chức năng của thận giảm nhiều ( không thấy thận (P) bài tiết trên UIV)? Nguy cơ phải cắt thận không? Sao không cắt thận và lấy sỏi luôn lần này đê đtrị luôn cao HA?
3. Đặt sonde JJ có hiện tương trào ngược thì làm thế nào để khắc phục?
Cách làm bệnh án (06/01/2013) Bệnh án Sỏi OMC-k31 (18/12/2012) Bệnh án ap-xe gan vỡ mổ nội soi (10/12/2012) Bệnh VFM ruột thừa rất hay (10/12/2012) Bệnh án tiền phẫu sỏi niệu quản (03/07/2011) Bệnh án tràn dịch tinh mạc 2 bên (01/07/2011) Bàng quang đôi, niệu quản đôi (09/06/2011) Bệnh án nang thận T (09/06/2011) Bệnh án cắt thận qua nội soi ổ bụng (08/06/2011) Bệnh án hẫu phẫu K tiền liệt tuyến (08/06/2011)