Sái Phu
1. Cà rá (tiếng chăm karăh có nghĩa chiếc nhẫn), chứ không phải carat (đơn vị đo tỉ trọng vàng ròng, 1 carat=0.2g).
2. Palabre khó lòng là cội rễ của ba-láp (hay bá láp) trong tiếng việt vì từ pháp này không phải là một từ thông dụng cho lắm. Còn từ ba láp thì xuất hiện từ lâu trong các từ điển cổ. Đại nam quấc âm vị tự (1895-1896) của Hùinh Tịnh Paulus Của có ghi nhận bá láp, cuốn Dictionaire annamite-français (1898) của J.M Génibrel ghi thêm nói láp giáp (dáp), và chú là đồng nghĩa với nói bá láp, Việt Nam tự điển (1931) của Hội Khai trí Tiến đức cho biết (nói) láp là « nói khóac, nói không thực” còn tra cứu từ điển của A. de Rhodes (1651), ta sẽ bắt gặp nói dáp (deáp) là nói ”nhảm, nói những điều không đâu”. Tiếng Nyah Kur, một ngôn ngữ Mon, có mplap là nói dối.
3. Băng (bó) không thể bắt nguồn từ bander, vì từ này có nghĩa thông dụng là : ”bịt kín” như trong bander les yeux (bịt mắt), ngòai ra nó còn có nghĩa là giương cung (bander son arc) hay gồng, lên gân (bander ses muscles) chứ không phải băng bó. Nếu có thì nó có từ pansement. Ngòai ra còn có từ bande magnétique (băng từ), bande de voleurs (băng cướp). Băng bó có nguồn gốc Hán (ta đọc là banh hay băng).
4. Ca nước, ca mổ, ca kíp : ca nào thuần Việt ? ca nào mượn Pháp ? Cả 3 ca đều là mượn Pháp. Ca nước (quart : 1/4 lít), ca mổ (cas), ca kíp (quart : nghĩa gốc là phiên trực, être de quart). Ca hát, ca sĩ, ca nhi, ca khúc, ca cẩm, kêu ca, đại ca là từ thuần Việt (tuy có gốc Hán, có từ Hán-Việt).
Chuyện nhỏ của Bác (03/11/2010) Đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ về chống tham nhũng: (03/11/2010) Câu chuyện văn hóa - CÁM ƠN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG (03/11/2010) Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống (do Tuổi Trẻ và Pantene tổ chức) (03/11/2010) GS. CARPENTIER (02/11/2010) Tự hao dân tộc (02/11/2010) Vì sao có nhiều ”nhà khoa học hoang tưởng” (02/11/2010) XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI (02/11/2010) VIẾT NHỊU 2 (LAPSUS CALAMI) (02/11/2010) LUẬN NGỮ (02/11/2010)