Văn chương thời buổi này là thế! Một tác phẩm trung bình được ông nào có quyền lực khen thì nó trở thành “hay” trong chốc lát. Một vị giáo sư có tên tuổi ở trường đại học cũng cảm thấy vinh dự được nhà văn xoàng đề tựa cho cuốn sách của mình, miễn là nhà văn đó chức vụ cao. Một tiểu thuyết tầm thường được bạn bè xúm lại tung hô lên báo cũng có thể làm quáng mắt thiên hạ.
Một tác giả tàng tàng được nhà phê bình bốc lên là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học cũng chả sao. Hoặc muốn được nổi tiếng, được mọi người chú ý tới mình thì viết một bài chê bừa một tác phẩm đã có chỗ đứng trong lịch sử văn học. Hoặc muốn sách bán chạy, tái bản nhiều lần, phải có nghệ thuật chọc vào chỗ thiên hạ đang ngứa ngáy….Giác quan cảm thụ nghệ thuật của thời đại lên xuống thất thường, lúc thì nhạy bén lúc thì tê liệt, lúc thì ồ lên như mưa rào, lúc thì lặng phắc. Rút cục là người ta giương cao ngọn cờ tự do sáng tạo một cách tuyệt đối. Bầu trời nghệ thuật rộng cánh chim bay. Bay bát nháo, bay loạn xạ…Miễn là cái tự do ấy không sai chính trị, không ngược lại đường lối của Đảng.
NH Ữ NG KẺ SỐNG THỨ SINH (They live second-hand) (02/11/2010) Nguyễn Duy (02/11/2010) Hiểu rõ ”kẻ khác” để trở về với dân tộc (02/11/2010) Vé về tuổi thơ (02/11/2010) Ảo tưởng (02/11/2010) MỘT CÕI NHÂN GIAN BÉ TÍ (02/11/2010) THƯỢNG ĐẾ THÌ CƯỜI (02/11/2010) TỘI TÌNH HAY TỘI LỖI (02/11/2010) NGUYỄN HIẾN LÊ (02/11/2010)