Nhà sinh học phân tử người Trung Quốc, nhà báo tự do Phương Thị Minh, với bút danh Phương Chu Tử, đã có một số bài viết phản ảnh thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay ở đất nước mình.
Bài "Vì sao có nhiều nhà "khoa học hoang tưởng"" phản ảnh một hiện tượng đang nở rộ ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhận thấy bài viết phản ảnh một hiện tượng xã hội khá giống với xã hội Việt Nam ngày nay, xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Nhờ những nguyên nhân chồng chéo mà viễn cảnh phồn thịnh của các nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn dài. Chỉ cần không lừa đảo thì họ vẫn có quyền hạnh phúc trong hoang tưởng, không việc gì phải thay đổi. Đã gàn dở thì không thể nói suông mà thay đổi. Giờ tôi vẫn chưa thấy một nhà khoa học hoang tưởng nào nhờ được chỉ bảo mà lột xác. Nhưng với những nhà nghiên cứu nghiệp dư không cố chấp thì chúng ta có thể thẳng thắn với họ:
Thứ nhất, yêu khoa học là điều tốt, song phải hiểu rõ hạn chế của bản thân. Trong bối cảnh khoa học đã phát triển ở mức rất cao, tính chuyên nghiệp càng ngày càng sâu sắc như hiện nay, thì người không được đào tạo quy củ sẽ không thể có phát minh lớn; không việc gì phải giải quyết việc trên trời dưới biển mà chỉ cần giải quyết các vấn đề nhỏ trong tầm tay.
Trong các việc như quan trắc thiên văn, quan sát thiên nhiên, phát hiện hoá thạch hay các loài sinh vật mới... thì nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn có đất dụng võ để khỏi bị biến thành nhà khoa học hoang tưởng.
Thứ hai, nên gắng hợp tác với các nhà khoa học, tôn trọng học thuật, cố theo đường thông thường để được giới khoa học thừa nhận, không nên lợi dụng báo chí hay sự suy tôn dân gian để bức các nhà khoa học. Mà làm vậy cũng không kết quả.
Báo chí cũng không nên tung hô các nhà khoa học hoang tưởng, vừa khiến họ không thể trở lại cuộc sống bình thường, vừa khiến công chúng hiểu lầm về giới khoa học, nghĩ rằng giới khoa học đang đè nén những thiên tài thực thụ.
Những người làm báo không có kiến thức khoa học chuyên nghiệp, không phân biệt được thật giả cũng nên xác định lại vị trí, đừng nghĩ mình là vua không vương miện trong giới khoa học.
Nghiên cứu khoa học có quy luật riêng.
Trong lịch sử khoa học, xưa nay chưa từng có sự can thiệp bên ngoài nào thúc đẩy được khoa học, bất kể đó là chính trị, tôn giáo, hay báo chí.
Việt Anh dịch từ "Báo Quan sát kinh tế" (TQ)
Chuyện nhỏ của Bác (03/11/2010) Đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ về chống tham nhũng: (03/11/2010) Câu chuyện văn hóa - CÁM ƠN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG (03/11/2010) Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống (do Tuổi Trẻ và Pantene tổ chức) (03/11/2010) GS. CARPENTIER (02/11/2010) Tự hao dân tộc (02/11/2010) XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI (02/11/2010) VIẾT NHỊU 2 (LAPSUS CALAMI) (02/11/2010) VIẾT NHỊU (LAPSUS CALAMI) (02/11/2010) LUẬN NGỮ (02/11/2010)