Nhiệm vụ của bệnh viện
1. Khám chữa bệnh:
Khám chữa bệnh là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của bệnh viện. Bác Hồ dạy “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào”. Đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng chính là lý do sinh tồn của một bệnh viện.
2. Đào tạo cán bộ:
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ ”Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Đào tạo cán bộ y tế không thể đào tạo chỉ ở trong Trường học mà phải được đào tạo tại bệnh viện. Bệnh viện có thể là nơi trực tiếp làm công tác đào tạo, nâng cao cho các đối tượng. Bệnh viện cũng là nơi thực hành của các trường đào tạo. Các trường đào tạo thường kết hợp với bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế như: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao.
3. Nghiên cứu khoa học:
Trong sự bùng nổ thông tin hiện nay, khoa học y học luôn phát triển rất mạnh mẽ, bên cạnh đó sự phát triển của các ngành khoa học nói chung và công nghệ đã trực tiếp tạo nên những trang thiết bị giúp cho chẩn đoán và điều trị cũng luôn luôn đổi mới và hiện đại. Vì thế, bệnh viện lại càng cần có sự nghiên cứu khoa học để ứng dụng, triển khai những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nghiên cứu tổng kết những vấn đề thực tiễn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, có những kết luận khoa học giúp cho công tác khám chữa bệnh ngày càng có hiệu quả hơn và góp phần vào sự tiến bộ khoa học y học, phục vụ sức khoẻ con người.
4. Chỉ đạo tuyến:
Bệnh viện dù lớn lớn hay nhỏ, dù là bệnh viện Trung Ương hay địa phương thì ngày đều được nhận bệnh nhân từ các tuyến dưới gửi về. Do điều kiện còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, về nguồn lực, nhiều bệnh nhân từ tuyến dưới gửi tới tuyến trên có nhiều vấn đề cần được điều chỉnh cho sự hợp tác trong vận chuyển, điều trị. Bên cạnh đó, bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ nâng cao chất lượng công tác cho tuyến dưới.
5. Phòng bệnh:
Bệnh viện là nơi chữa bệnh, vì thế bệnh viện là nơi tập trung nhiều loại bệnh tật khác nhau, có bệnh lây nhiều, có bệnh lây ít, có bệnh không lây, nhưng các bệnh có khả năng truyền nhiễm, nhất là các bệnh trong các vụ dịch thì khả năng phát tán mầm bệnh, lây lan là rất lớn. Vì vậy, phòng bệnh là một nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện. Bệnh viện trước hết phải phòng sự nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện, phòng sự lây chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân, từ bệnh nhân sang thầy thuốc, lây nhiễm từ bệnh viện sang cộng đồng dân cư. Bệnh viện có nhiệm vụ phòng bệnh được cho mọi người và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
6. Hợp tác quốc tế:
Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành y tế càng rất cần thiết có sự hội nhập và hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch và trong nghiên cứu khoa học. Hợp tác quốc tế để phát triển.
7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
Bệnh viện nào cũng có một cơ sở hạ tầng từ nhà cửa đến trang thiết bị, vật tư, thuốc men và nguồn tài chính để duy trì mọi hoạt động của bệnh viện. Quản lý như thế nào để phát huy được hiệu quả các nguồn lưc về vật chất, về tài chính, đảm bảo cho mọi hoạt động đạt kết quả cao là một nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện.
Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ (14/07/2011) Tầm quan trọng, phân loại và qui trình đánh giá các hoạt động y tế (14/07/2011) Các nội dung giám sát các hoạt động y tế (14/07/2011) Lập kế hoạch y tế (14/07/2011) Tầm quan trọng và một số phương pháp quản lý nhân lực (14/07/2011) Một số nội dung quản lý chính của y tế cơ sở (14/07/2011) Những chức năng cơ bản của quản lý y tế (14/07/2011) Tổ chức và nhiệm vụ y tế tuyến xã, phường (Trạm Y tế) (14/07/2011) Những đặc điểm chung và mô hình tổ chức hệ thống y tế Việt Nam (14/07/2011)