Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Một số nội dung quản lý chính của y tế cơ sở

Một số nội dung quản lý chính của y tế cơ sở

I. Quản lý y tế dự phòng:

Công tác phòng bệnh là nhằm ngăn ngừa không để bệnh xảy ra hay làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ gây bệnh, ngoài ra còn nhằm tạo ra sức khỏe ở mức độ cao. Hiện nay quản lý công tác y tế dự phòng tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

1)     Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn sức khỏe; Lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe (hút thuốc lá, nghiện rượu, ma túy…).

2)     Phòng bệnh nói chung và 28 bệnh dịch lây và bệnh dịch quan trọng.

3)     Phòng chống các bệnh xã hội.

4)     Tình hình ô nhiễm môi trường, tình hình cung cấp nước sạch và tình hình ba công trình vệ sinh.

5)     Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi quản lý các nội dung trên, hàng năm phải tiến hành phân tích tình hình, xác định nhu cầu, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân để chọn các vấn đề ưu tiên lập kế hoạch can thiệp. Đồng thời phải thường xuyên tiến hành giám sát, đánh giá để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động y tế dự phòng.

II. Quản lý khám chữa bệnh và phục hồi chức năng:

Quản lý khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cần tập trung vào việc xác định nhu cầu khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. Nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng được thể hiện qua tình hình mắc bệnh, tử vong và tình hình tàn tật, tàn phế. Khi xác định nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cần tập trung vào các nội dung:

1)     Tình hình mắc, chết của 28 bệnh dịch lây và bệnh quan trọng.

2)     Tình hình mắc, chết 10 bệnh cao nhất.

3)     Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo 21 chương bệnh theo phân loại Quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD - X).

4)     Tình hình tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và dưới 1 tuổi.

5)     Tình hình tử vong chu sinh.

6)     Tình hình tử vong mẹ.

7)     Tuổi thọ trung bình của dân cư.

Nhu cầu khám chữa bệnh còn được thể hiện qua tình hình cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở các tuyến, bao gồm:

1)     Tình hình khám bệnh, chữa bệnh nội trú, điều trị ngoại trú và khám chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế.

2)     Tình hình nguồn lực và sử dụng nguồn lực khám chữa bệnh bao gồm nhân lực, kinh phí, giường bệnh, trang thiết bị theo quy định của BYT vv….

3)     Tình hình phẫu thuật, thủ thuật.

Quản lý khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng còn tập trung vào việc phân tích so sánh nhu cầu và tình hình công tác khám chữa bệnh giữa các năm và giữa các vùng trong tỉnh, huyện, xã để phát hiện các vấn đề tồn tại, và vấn đề ưu tiên của địa phương. Từ đó tiến hành lập kế hoạch can thiệp, giám sát và đánh giá.

III. Quản lý nhân lực, tài chính, và trang thiết bị y tế:

Nhân lực y tế quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt động y tế. Cần phải nắm chắc tất cả nguồn nhân lực hiện có và có kế hoạch quản lý nhằm sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực này. Đồng thời có kế hoạch phát triển nhân lực cho tương lai. Nếu thiếu kế hoạch phát triển cho tương lai. Nếu thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thì các nguồn lực khác giành cho y tế không thể sử dụng có hiệu quả được. Quản lý tài chính và trang thiết bị y tế cũng không kém phần quan trọng, cần áp dụng các nguyên tắc quản lý cụ thể để sử dụng một cách hiệu quả các nguồn nhân lực này.

IV. Quản lý thuốc phòng chữa bệnh cho người:

Đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu có chất lượng và đảm bảo an toàn, hợp lý trong sử dụng thuốc. Trong quản lý thuốc phòng chữa bệnh cho người cần chú ý tới tình trạng người bệnh tự mua thuốc về chữa, rất cao (khoảng 30 – 70 % số trường hợp ốm), các hậu quả của lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc không an toàn.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 14/07/2011

Số lượt truy cập
11.017.731
309 người đang xem