I.Đặc điểm chung:
Là xương vừng to nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi gối (gân cơ tứ đầu đùi,xương bánh chè và gân bánh chè), che chở mặt trước khớp gối tăng cường sức mạnh cho khớp gối,cho cẳng chân (vai trò: điểm tựa đòn bẩy)do đó trong điều trị khi lấy bỏ xương bánh chè thì không làm ảnh hương nhiều mà chỉ làm giảm sức mạnh của hoạt động chức năng tại khớp gối.
Cấu trúc của xương bánh chè:
• Bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc,ở trong là tổ chức xương xốp,khi gãy xương bánh chè có thể vở làm nhiều mảnh.
• Mặt trước xương bánh chè có nhiều thớ sợi đan chéo nhau.
• Hai bên xương bánh chè có cánh xương bánh chè giữ cho xương bánh chừ không di lệch sang 2 bên.
Gãy xương bánh chè
• Xương bánh chè nằm sát ngay dưới da, không được cơ che phủ nên dễ bị tổn thương.
• Chiếm 2 -4 % tổng số các trường hợp gãy xương.
• Gãy xương bánh chè nêu điều trị sớm-đúng pp sẻ cho kết quả tốt.
• Phân độ:( gãy xương nói chung)
1. Gãy xương kín (ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài)
Theo Tscherne có 4 độ:
• Độ 0: gãy xương không có tổn thương mô mềm hoặc chỉ tổn thương nhẹ, thường là các gãy xương gián tiếp, không di lệch hoặc ít di lệch.
• Độ I: gãy xương có sây sát da nông hoặc do đoạn gãy gây chạm thương mô mềm, gãy xương đơn giản hoặc mức độ trung bình.
• Độ II: gãy xương có sây sát da sâu hoặc chạm thương da và cơ khu trú do chấn thương trực tiếp gây ra. Nếu có đe dọa hội chứng chèn ép khoang cũng xếp vào gãy xương độ II. Thường là các gãy xương do chấn thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng.
• Độ III: chạm thương hoặc sây sát da lan rộng, lóc da kín hoặc dập nát cơ, có khi có hội chứng chèn ép khoang hoặc đứt mạch máu chính. Thường là các gãy xương do chấn thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng. Xử trí tổn thương phần mềm ở loại gãy này còn khó khăn hơn cả gãy xương hở độ III.
2. Gãy xương hở (ổ gãy thông với môi trường bên ngoài)
Theo Gustilo có 3 độ:
• Độ I: chỉ có da bị thủng, tổn thương mô mềm không đáng kể, rách da dưới 1 cm, thường do đầu xương gãy chọc thủng từ trong ra, xương gãy đơn giản, nguy cơ nhiễm trùng thấp.
• Độ II: rách da dưới 10 cm, tổn thương mô mềm khu trú, mức độ trung bình, thường do chấn thương trực tiếp gây ra, nguy cơ nhiễm trùng ở mức độ trung bình.
• Độ III: rách da trên 10 cm, tổn thương mô mềm lan rộng, xương gãy nát nhiều mảnh, nguy cơ nhiễm trùng cao.
o IIIA: có thể khâu kín da và mô mềm che xương lộ
o IIIB: phải chuyển vạt che xương
o IIIC: kèm tổn thương động mạch, thần kinh
II.Chẩn đoán:
1.LS:
- Đau chói vị trí khớp gối.
- Không năng chân lên được khỏi mặt ngang nhưng vẫn gấp gối được và đI lại được khi chân duỗi thẳng.
- Biến dạng chi.
- ấn có điểm đau chói.
- Lạo xạo xương.
- Dấu hiệu giản cách xương bánh chè( cữ động bất thường).
- Tràn dịch khớp gối.
- Bất lực vận động duỗi gối.
2.CLS:
-Echo rất hạn chế trong chuẩn đoán (vì sóng siêu âm khó xuyên qua xương).
-XQ Nghiêng cho giá trị hơn Thẳng( do xương bánh chè bị che khuất).
-MRI có giá trị chẩn đoán hơn CT nhưng cả hai đều ít dùng vì XQ đã đủ CĐ và giá thành cao???
III.Chẩn đoán phân biệt:
1.Bong gân khớp gối:
- Vẩn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường.
2.Tổn thương sụn chêm:
- Vẫn đi lại được.
- Có hiện tượng kẹt khớp tái diển( đang đI tự nhiên khớp gối bị mắc cứng lại,không gấp-duỗi được,phỉa ngôiư nghỉ 2-3 phút,xoa xao tại chỗ rối sau đo đi lại bình thường).
- Nghiệm pháp Steimann (+).
- Nghiệm pháp Mc Murray( +).
- XQ sau bơm hơi khớp gối: Thấy rỏ vị trí rách sụn chêm.
- CT/MRI.
- Nội soi ỗ khớp->Tốt nhất hiện nay.
3.Đứt dây chằng chéo:
- Đau vùng khớp gối.
- Bất lực vận động gần như hoàn toàn.
- Biến dạng khớp gối.
- Dấu hiệu ngăn kéo( +).
- Dấu hiệu Lachmann.
Chẩn đoàn chủ yếu dựa vào LS.
IV.Biến chứng:
1.Teo cơ tứ đầu đùi,xơ hoá,vôi hoá dây chằng boa khớp->Hạn chế vận động gấp duỗi gối gây ảnh hưởng xấu tới phục hồi chic năng chi thể.
2.Liền lệch( ->thaói hoá khớp gối).
3.PT kết xương->Biến chứng Trồi đinh,tụt đinh,đứt dây thép.
4.Viêm mũ khớp gối.
5.Khớp giả.
V.Nguyên nhân và cơ chế:
1.Chấn thương trực tiếp: Thường gặp ngã đập dầu gố xướng đất/đập gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp/đánh trực tipo từ xương bánh chè.
2.Chấn thương gián tiếp: ít gặp hơn( người chơI thể thao do co gấp cẳng chân đột ngột).
VI.Đặc điểm tổn thương GPB:
1.Vị trí gãy:
Có thể gãy ngang chính giữa,gảy ở bờ trên/cực dưới( hay gặp).
Có thể( ít gặp) gãy theo chiều dọc/chiều dày.
2.Đường gãy:
Có thể gãy ngang,nhiều mảnh,gãy dọc.
3.Di lệch:
Khi gãy ngang: hay gặp di lệch giản cách( do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài do do cơ tứ đầu đùi).
VII.Điều trị:
-Trước hết chọc hút hết dịch máu tụ trong khớp gối
- Mục đích điều trị:
+ Trả lại diện giải phẫu của khớp (mặt trong xương bánh chè)
+ Vận động sớm.
-Có hai hướng điều trị:
1.Bão tồn:
1.1.CĐ: Gãy xương bán chè có di lệch giản cách < 3mm và chênh diện khớp ở mắt sau xương bánh chè < 1mm/gãy rạn xương bánh chè.
1.2.PP:
- Chọc hút hết máu tụ trong khớp( kim 16/18).
- Bó bột 1/3 đùi –cổ-bàn chân trong tư thể gối duỗi hoàn toàn( máng bột/tren có rạch dọc) trong 8-10W. (kiểu bột Tutto)
- Tập vận động.
2.PT: Hiện nay, xương bánh chè vỡ đã được mổ rất thành công. Sau mổ, ổ gãy được cố định vững chắc; bệnh nhân gấp duỗi, vận động được sớm mà không cần bó bột hay cố định lâu (làm hạn chế động tác của khớp).
2.1.CĐ:
- Gãy hở, gãy có di lệch giãn cách trên 3mm và chênh mặt gãy 1mm
- Gãy có tổn thương dây chằng
2.2.PP:
- Tốt nhất là pp kết xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirscher song song và buộc néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwels.
Ưu: đơn giản,cố định vững chắc ổ gãy,tập vận động được sớm,càng tập càng nhanh liền xương( thường tập vận động sau 2W).
- PP khâu cố đinh xương bánh chè bửng chỉ thép.
- PP buộc vòng thép quanh chu vi xương của Berger: Dùng cho gãy xương bánh chè nhiều mảnh.
TRẬT KHỚP (Dislocation/Luxation) (03/03/2012) Bong gân (sprain) (03/03/2012) Gãy thân xương đùi (08/07/2011) Viêm xương chấn thương (04/07/2011) Gãy xương hở (04/07/2011) Gãy thân xương cánh tay (04/07/2011) Chấn thương cột sống - tuỷ sống (04/07/2011) Tác động của Testosterone đến sự phát triển của xương (10/05/2011) Trọng tâm PHCN cho Y4 đi luân khoa (20/01/2011)