Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Gãy thân xương đùi

Written by Trần Văn Nguyên

I. Triệu chứng lâm sàng:

1. Gãy 1/3 trên thân xương đùi

- Nhìn quan sát: vị trí thương tổn có sưng, bầm tím, ngắn chi. Bàn chân lệch trục xoay ngoài và đùi có gập góc mở ra sau và vào trong.

+ Gãy 1/3 trên thân xương đùi có gập góc mở ra sau và vào trong là do sự co kéo của các cơ.

* Đoạn gần bị cơ mông kéo lên trên, ra ngoài và ra sau

* Đoạn xa bị cơ tứ đầu và cơ khép kéo lên trên và vào trong

=> nên có ngắn chi và gập góc mở ra sau và vào trong.

+ Gãy 1/3 trên thân xương đùi đoạn dưới và bàn chân có khuynh hướng xoay ngoài do sự co kéo của dãi căng đùi ngoài (bình thường bàn chân xoay ngoài 15o).

- Thăm khám:

+ Sờ: đau chói tại điểm gãy, mất sự liên tục xương, có thể sờ được mặt gãy và tiếng lạo xạo xương nếu gãy xowng có mãnh rời.

+ Tìm cử động bất thường của đùi.

+ Đo: chu vi đùi lớn hơn bên lành, chiều dài tương đối và tuyệt đối xương đùi ngắn hơn chân bên lành.

2. Gãy 1/3 giữa thân xương đùi:

- Nhìn:

+ Sưng nề rất to: do tụ máu, co cơ và 2 đầu xương gãy di lệch.

+ Ngắn chi nhiều do sự co rút của cơ tứ đầu đùi và các cơ khác.

+ Xoay trục: bàn chân đỗ ngoài sát mặt đường.

- Khám:

+ Ấn đau chói.

+ Mất liên tục xương (gặp ở những bệnh nhân gầy).

+ Cử động bất thường

3. Gãy 1/3 dưới thân xương đùi.

Đặc điểm:

- Đoạn xương tiếp giáp vùng xương xốp.

- Động mạch đùi nông chạy sát bờ trong thân xương, động mạch nằm trong ống Hunter.

- Gãy 1/3 dưới chảy máu nhiều, dễ gây chèn ép hoặc đứt động mạch đùi nông trong ống Hunter.

Nhìn quan sát:

- Sưng nề 1/3 dưới đùi có thể sưng nề khớp gối.

- Gập góc mở ra sau và vào trong do cơ sinh đôi cẳng chân kéo ra sau.

- Có sự ngắn chi nhưng ít.

- Xoay trục: bàn chân xoay ngoài.

Thăm khám:

- Đo vòng chi 1/3 đùi to hơn bên lành. Đo chiều dài tương đối và tuyệt đối của đùi khó đo do khó xác định khe khớp gót ngoài. Do  đó ta nên đo chiều dài tương đối và tuyệt đối của chi dưới.

- Sờ điểm đau chói, xương mất liên tục, có thể có tiếng lạo xạo xương.

- Khám vùng gối: có dấu  hiệu tràn dịch khớp gối, chọc hút máu có váng mỡ.

II. Biến chứng:

1. Choáng chấn thương: do mất máu và đau. Lâm sàng BN da xanh, niêm nhợt, thở nhanh, mạch nhanh, HA tuột.

2. Tổn thương mạch máu, thần kinh. Thường gây là gãy 1/3 dưới thân xương đùi.

+ Rối loạn cảm giác.

+ Sờ bàn chân lạnh mất mạch mu bàn chân, gót chân.

3. Chèn ép khoang: ít gặp trong gãy thân xương đùi. Lâm sàng BN có dấu hiệu 5P.

4. Tắc mạch máu mỡ.

Thường gặp gãy xương phức tạp, gãy nhiều xương, dập nát phần mềm nhiều, BN có rơi vào tình trạng shock chấn thương.

Lâm sàng: BN mất tri giác, lơ mơ nói nhảm, hoặc hôn mê, hô hấp thở nhanh, nông, mạch nhanh, HA giảm dao động. Xuất huyết kết mạc một bên hoặc một bên vùng nách.

+ PCO2 máu tăng.

+ Nước tiểu có váng mỡ.

+ Tiểu cầu giảm.

III. Điều trị

1. Điều trị sơ cứu:

- Nẹp cố định.

- Giảm đau.

o Dùng thuốc giảm đau.

o Gây tê ổ gãy: dùng Novocain 1 – 2%: số lượng 10 – 20ml, dùng bơm tiêm, chọc vào ổ gãy và hút máu không đông: bơm thuốc tê vào thẳng ổ gãy.

o Cố định xương đùi phải bất động qua 2 khớp.

- Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất.

o Natriclorua 9%o.

o Lactate ringer.

o Máu.

2. Điều trị thực thụ

a) Điều trị bảo tồn:

- Bó bột chậu lưng chân.

- Kéo tạ xương đùi liên tục 1 tháng kết hợp điều trị bảo tồn bó bột chậu lưng chân 12 tuần.

- Kéo tạ liên tục cho tới khi liền xương.

b) Điều trị phẫu thuật:

- Đóng đinh nội tuỷ xương đùi bằng đinh Kuntscher.

- Đóng đinh nội tuỷ có chốt.

- Kết hợp xương nẹp vis AO.

- Cố định ngoài trong điều trị gãy hở.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 08/07/2011
 1  2