I. Phân loại
1. Theo thời gian. Có 3 loại:
a) Trật khớp cấp cứu: bệnh nhân đến khám trong vòng 48 giờ sau khi bị tai nạn
b) Trật khớp đến sớm: bệnh nhân đến khám trong vòng 3 tuần sau khi bị tai nạn
c) Trật khớp đến muộn (còn gọi là trật khớp cũ): bệnh nhân đến khám sau 3 tuần
2. Theo giải phẫu và X quang. Có 3 loại:
a) Trật khớp hoàn toàn: các mặt khớp di lệch hoàn toàn
b) Bán trật: các mặt khớp di lệch không hoàn toàn
c) Gãy trật: trật khớp kèm gãy xương mặt khớp
3. Theo mức độ tái phát. Có 3 loại:
a) Trật khớp lần đầu
b) Trật khớp tái diễn: khớp bị trật từ lần thứ hai trở lên
c) Trật khớp thường trực: khớp bị trật ra rồi tự nắn vào thường xuyên khi vận động
4. Theo thể lâm sàng. Có 4 loại:
a) Trật khớp kín
b) Trật khớp hở: trật khớp kèm vết thương thấu khớp
c) Trật khớp kèm biến chứng thần kinh mạch máu
d) Trật khớp khóa (trật khớp kẹt): trật khớp kèm gãy xương mặt khớp, mảnh xương gãy lọt vào khớp gây kẹt không nắn được
II. Sơ cứu
- Cố định khớp ở tư thế trật.
- Không cố gắng vận động khớp hoặc nắn khớp .
- Cho thuốc giảm đau, chườm lạnh nếu cần.
- Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị.
GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ (PATELLA) (03/03/2012) Bong gân (sprain) (03/03/2012) Gãy thân xương đùi (08/07/2011) Viêm xương chấn thương (04/07/2011) Gãy xương hở (04/07/2011) Gãy thân xương cánh tay (04/07/2011) Chấn thương cột sống - tuỷ sống (04/07/2011) Tác động của Testosterone đến sự phát triển của xương (10/05/2011) Trọng tâm PHCN cho Y4 đi luân khoa (20/01/2011) GÃY THÂN 2 XƯƠNG CẲNG TAY (10/11/2010)