Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
NỘI SOI NIỆU CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐƯỜNG TIỂU TRÊN VÀ DƯỚI

 BS. Luận, BS. Nguyên

Năm 1809, Philipp Bozzini thực hiện soi trực tiếp tử cung và bàng quang, dần dần về sau những đèn soi được phát triển thêm. Ban đầu những đèn soi này cồng cềnh và khó dùng, ánh sáng truyền từ một ống rỗng phản xạ trực tiếp qua một thấu kính.
Năm 1912, Hugh Hampton Young thực hiện soi niệu quản đầu tiên, sử dụng máy soi niệu quản nhi ở trẻ 2 tháng tuổi bị van niệu đạo sau.
Năm 1960, Marshall dùng máy soi mềm để soi niệu quản và bể thận.
Năm 1968, Takayasu và Aso phát minh máy soi niệu quản bể thận đầu tiên có kênh thao tác.
Năm 1981-1982, Enrique Perez-Castro dùng máy soi niệu quản cứng của hãng Karl Storz ứng dụng đầu tiên trong lâm sàng.
Ban đầu tất các máy soi niệu quản cứng đều sử dụng hệ thống thấu kính hình que, có đường kính ngoài 12Fr-13.5Fr.
Năm 1989, máy soi niệu quản bán cứng ra đời, sử dụng sợi quang học thay cho hệ thống thấu kính hình que.

Năm 1809, Philipp Bozzini thực hiện soi trực tiếp tử cung và bàng quang, dần dần về sau những đèn soi được phát triển thêm. Ban đầu những đèn soi này cồng cềnh và khó dùng, ánh sáng truyền từ một ống rỗng phản xạ trực tiếp qua một thấu kính.
Năm 1912, Hugh Hampton Young thực hiện soi niệu quản đầu tiên, sử dụng máy soi niệu quản nhi ở trẻ 2 tháng tuổi bị van niệu đạo sau.
Năm 1960, Marshall dùng máy soi mềm để soi niệu quản và bể thận.
Năm 1968, Takayasu và Aso phát minh máy soi niệu quản bể thận đầu tiên có kênh thao tác.
Năm 1981-1982, Enrique Perez-Castro dùng máy soi niệu quản cứng của hãng Karl Storz ứng dụng đầu tiên trong lâm sàng.
Ban đầu tất các máy soi niệu quản cứng đều sử dụng hệ thống thấu kính hình que, có đường kính ngoài 12Fr-13.5Fr.
Năm 1989, máy soi niệu quản bán cứng ra đời, sử dụng sợi quang học thay cho hệ thống thấu kính hình que.

NGUỒN SÁNG
Năm 1873, Trouve đưa nguồn sáng từ bên ngoài vào bên trong đầu ống soi, sử dụng ánh sáng nóng platinum. Đến thập niên 1960 xuất hiện những sợi cáp quang học có thể truyền ánh sáng từ nguồn sáng bên ngoài. Sợi cáp quang học cho ánh sáng rõ hơn khi dùng ánh sáng lạnh, do đó làm máy soi được thiết kế nhỏ gọn hơn, cho kênh làm việc và kênh nước tưới rữa lớn hơn.
Một nguồn sáng thích hợp là nguồn sáng có công suất cao: Tungsten, Metal halide hoặc Xenon. Nguồn Tungsten thường cho công suất 50- 150 Watt và thích hợp với nhiều loại camera, ti vi hiện đại. Nguồn Metal halide thường cho công suất 250 Watt và nguồn Xenon có công suất lớn hơn 300 Watt. Cả ba nguồn này điều cho hình ảnh nội soi chuẩn.
Chỗ đầu dây dẫn nguồn sáng rất nóng, sự hấp thụ ánh sáng từ đầu kia của dây sáng có thể làm bỏng bệnh nhân, cháy vải, áo phẫu thuật, vì vậy khi không sử dụng đầu sáng phải đặt ở vị trí thích hợp.


Hình 2: Dây dẫn nguồn sáng.
DỤNG CỤ NỘI SOI NIỆU
MÁY SOI BÀNG QUANG CỨNG
Máy soi niệu đạo bàng quang cứng và mềm có thể dùng để soi kiểm tra niệu đạo và bàng quang. Ống soi cứng cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, kênh thao tác lớn hơn, dễ điều khiển hơn, tuy nhiên máy soi cứng không khảo sát hết toàn bộ bàng quang. Ngược lại, máy soi mềm có thể nhìn rõ tất cả các nơi ở thành bàng quang.
Thành phần cơ bản của máy soi bàng quang cứng hiện nay gồm: vỏ máy soi (sheath), cầu nối (bright), đầu bịt (obturator), ống kính (telesope), nguồn sáng (light source), dây dẫn nguồn sáng.
Kích thước của vỏ máy soi được tính bằng French (Fr), được đo từ đường kính ngoài của vỏ máy soi, tính bằng milimet (1mm = 3Fr). Máy soi bàng quang dành cho trẻ em có kích thước từ 8 đến 12Fr, và 16 đến 25Fr dành cho người lớn.


Hình 3: Vỏ máy soi (sheath)
¬Cầu nối (bright) được gắn vào vỏ máy soi để có kênh đưa nước tưới rửa, kênh đặt ống kính và kênh đưa dụng cụ thao tác.

Hình 4: Cầu nối (bright)

Đầu bịt (obturator) được gắn vào vỏ máy soi để tạo thành một đầu trơn láng khi đưa vào niệu đạo. Ống kính 0o có thể đưa vào đầu bịt để nhìn trực tiếp đường đi của máy vào niệu đạo.



Hình 5: Đầu bịt (obturator)

Ống kính của máy soi luôn có đường kính 4mm, có 4 góc nhìn khác nhau: 00 (nhìn trực tiếp – nhìn thẳng), 300 (nhìn chéo), 700 (nhìn bên), 1200 (nhìn ngược).



Hình 6: Ống kính (telesope)

Ống kính 00 cho góc nhìn thẳng, dùng để soi niệu đạo, nhưng không thể dùng để soi bàng quang ở nam vì sẽ bỏ sót góc nhìn ở mặt trên và hai bên thành bên bàng quang.
Ở nữ, niệu đạo ngắn và di động dễ nên ống kính 300 thường được sử dụng và đủ để quan sát thấy hết toàn bộ bàng quang.
Ở nam, niệu đạo dài hơn và ít di động ở đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến, nên ống kính 300 thì không thích hợp và thường dùng ống kính 700. Tuy nhiên ống kính 700 vẫn không thấy được phần trên lỗ niệu đạo trong gọi là “vùng mù” (“blind spot”). Sự thay đổi bệnh học ít khi xảy ra ở vùng này nhưng chúng ta cần phải quan sát hết. Lúc này ống kính 1200 giúp quan sát đầy đủ các thương tổn.



Hình 7: Góc nhìn của các loại ống kính.[4]


Hình 8: Vùng không thể nhìn thấy được
khi dùng ống kính 700 soi bàng quang ở nam.
Tóm lại, ống kính 300 dùng trong các phẫu thuật ở niệu đạo và bàng quang, dùng để soi bàng quang ở nữ và soi niệu đạo ở nam. Ống kính 700 dùng để soi bàng quang ở nam. Ống kính 00 và 1200 giúp nhìn rõ sang thương niệu đạo và “vùng mù” ở nam.
MÁY SOI BÀNG QUANG MỀM
Máy soi niệu đạo bàng quang mềm được dùng như máy soi thận qua da. Thành phần cơ bản gồm: những bó sợi quang học đặt trong một thân mềm để cung cấp ánh sáng và truyền hình ảnh, một kênh 6.4- 7.5 Fr để điều chỉnh nước tưới rửa và đưa dụng cụ thao tác.
Đầu của ống soi có thể điều khiển uốn cong 180- 2200. Kênh thao tác có thể đưa kìm gắp, kìm sinh thiết, cần tán sỏi hoặc rọ.
Gần đây, máy soi thận bàng quang kỹ thuật số cho chất lượng hình ảnh tốt, có thể uốn cong lên hoặc xuống quanh trục, do vậy máy soi này dễ dàng tiếp cận các đài thận khi dùng với vỏ máy soi thận qua da.


Hình 9: máy soi thận bàng quang kỹ thuật số.
(Digital Cystonephroscope)
MÁY SOI NIỆU QUẢN CỨNG
Máy soi niệu quản cứng có kích thước từ 10.5Fr đến 13Fr, có thể soi lên đến niệu quản đoạn lưng, thậm chí đến bể thận.
Góc quan sát của kính soi thay đổi từ 00 đến 6,50

Hình 10: Máy soi niệu quản cứng


Hình 11: Đầu máy soi niệu quản cứng

Ưu điểm của máy soi cứng là kênh thao tác rộng, nước lưu thông tốt và thị trường quan sát rất rõ; nhưng vì kích thước lớn nên trong một số trường hợp khi đưa máy soi niệu quản phải nong miệng niệu quản. Tỷ lệ hẹp niệu quản tăng dần theo kích thước máy soi.
MÁY SOI NIỆU QUẢN BÁN CỨNG
Máy soi niệu quản bán cứng thế hệ mới được làm bằng những sợi quang học, vỏ máy làm bằng kim loại bán cứng, có thể bẻ cong nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Máy được thiết kế đủ cứng để đi qua miệng niệu quản và đủ mềm để qua những đoạn uốn khúc của niệu quản.
Hầu hết đầu máy soi bán cứng có hình tròn, bầu dục, những máy soi thế hệ mới đầu có dạng tam giác. Thiết kế này giúp dễ đưa máy qua miệng niệu quản.
Phần đầu máy soi, kích thước thay đổi từ 5Fr đến 8,5Fr, phần thân máy soi 7,8Fr đến 14,5Fr. Thiết kế này giúp máy vững chắc và có tác dụng nong dần niệu quản khi soi lên cao. Chiều dài máy soi 31cm có thể soi đến đoạn niệu quản lưng ở nam và đến bể thận ở nữ, ngược lại chiều dài máy soi 40cm đủ để đến được bể thận ở nam.
Máy soi có thể được thiết kế một kênh chung để đưa dụng cụ và nước tưới rửa hoặc có hai kênh riêng biệt. Máy soi có hai kênh riêng, khi đưa dụng cụ vào thao tác không làm giảm dòng chảy nước tưới rửa.
Hiện nay đa số máy soi có hai kênh riêng, một kênh thao tác có kích thước 3,4Fr đủ để đưa dụng cụ có kích thước 3Fr (dụng cụ chuẩn có kích thước 3Fr) và một kênh cho nước tưới rửa có kích thước từ 2,1Fr đến 2,4Fr.


Hình 12: Máy soi niệu quản bán cứng
MÁY SOI NIỆU QUẢN MỀM
Máy soi niệu quản mềm có đường kính từ 4,9Fr đến 11Fr ở phần đầu ống, phần thân ống to dần từ 5,8Fr đến 11Fr. Chiều dài máy thay đổi từ 54cm đến 70cm. Đa số máy soi mềm chỉ có một kênh thao tác, kích thước tối đa 3,5Fr.

Hình 13: Máy soi niệu quản mềm

Đầu máy soi có góc nhìn 00, được thiết kế đầu phẳng, đầu vạc góc, hoặc đầu dạng tam giác giúp dễ dàng đưa qua miệng niệu quản, giảm làm tổn thương miệng niệu quản.


Hình 14: (A) Đầu máy soi dạng phẳng.
(B) Đầu máy soi dạng vạc góc.

Đầu máy soi có hai cơ chế uốn cong chủ động và uốn cong thụ động với góc hoạt động 1200 đến 2700 (uốn cong chủ động: được điều khiển bằng tay qua một cần đặt ở tay cầm máy soi; uốn cong thụ động: uốn cong phải có điểm tựa và lực tác động, khi không còn lực tác động thì đầu uốn cong trở về vị trì ban đầu).


Hình 15: Độ uốn cong của đầu máy soi niệu quản mềm.
ỨNG DỤNG CỦA NỘI SOI TRONG TIẾT NIỆU
SOI BÀNG QUANG

Chỉ định
+ Soi bàng quang được chỉ định chẩn đoán trong các trường hợp:
• Các bất thường giải phẫu và cấu trúc đường tiểu dưới (hẹp niệu đạo, sỏi niệu đạo, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang, dị vật trong bàng quang).
• Chẩn đoán nguyên nhân tiểu máu.
• Tiểu không kiểm soát.
• Khảo sát sự xâm lấn vùng chậu đối với bàng quang, niệu quản.
• Rò bàng quang âm đạo hoặc rò bàng quang đường tiêu hóa.
• Nghi ngờ bướu bàng quang, bướu niệu mạc đường tiểu trên.
• Theo dõi sau cắt đốt bướu bàng thể nông.
• Bàng quang thần kinh.
• Đánh giá tình trạng bàng quang trước phẫu thuật tạo hình làm rộng bàng quang.
+ Soi bàng quang để điều trị
• Lấy dị vật trong bàng quang.
• Sinh thiết bướu bàng quang.
• Điều trị bướu bàng quang thể nông.
• Cắt tuyến tiền liệt qua nội soi.
SOI NIỆU QUẢN
Chỉ định
+ Chỉ định chẩn đoán
• Tế bào học nước tiểu (+), soi bàng quang bình thường.
• Theo dõi bệnh nhân ung thư tế bào chuyển tiếp đường tiểu trên đã điều trì bằng cắt đốt nội soi.
• Hình khuyết của đường tiểu trên phim cản quang.
• Tiểu máu đại thể chưa được chẩn đoán.
+ Chỉ định điều trị điều trị
• Tán sỏi và lấy sỏi niệu quản.
• Nội soi xẻ đoạn hẹp niệu quản.
• Nội soi xẻ đoạn hẹp trong bệnh lý khúc nối bể thận niệu quản.
• Sinh thiết hoặc cắt đốt bướu trong ung thư tế bào chuyển tiếp đường tiểu trên.
Biến chứng soi niệu quản
Hai biến chứng thường gặp nhất khi soi niệu quản:
• Thủng niệu quản 0-4,7% xảy ra khi cố gắng đẩy dây dẫn hoặc đẩy ống soi và niệu quản có tắc nghẽn do sỏi hoặc đường đi của niệu quản bị xoắn voặn do viêm dính.
• Hẹp niệu quản 3,5%-5,9% khi có thủng niệu quản kèm theo
Ngoài ra còn những biến chứng ít gặp khác: vùi niệu quản, tổn thương niệu mạc, tiểu máu, đau quanh thận, sốc nhiễm trùng niệu …


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ben H. Chew, John D. Denstent. Ureteroscopy and Retrograde Ureteral Access. “Campbell-Walsh Urology, 9th Edition”. Saunders Elsevier. 2007.
2. David S. Chou, Elspeth M. McDougall. Endoscopic Imaging and Instrumentation. “Advanced Endourology”. Humana Press Inc. 2006.
3. Hopkins HH. Optical principles of the endoscope. In: Endoscopy (Berci, G, ed.), Appleton-Century-Crofts, New York, 1976, pp. 3–26.
4. Jan Schonebeck. “Atlas of Cystoscopy”. Grune & Stratton, USA. 1984.
5. Joachim W. Thüroff, Rolf Gillitzer. Percutaneous Endourology & Ureterorenoscopy. “Smith’s General Urology, 17th Edition”. The Mc Graw Hill. 2007.
6. Mantu Gupta, Michael C. Ost, Jay B. Shah, Elspeth M. McDougall , Arthur D. Smith. Percutaneous Management of the Upper Urinary Tract. “Campbell-Walsh Urology, 9th Edition”. Saunders Elsevier. 2007.
7. Marshal VV. Fiberoptics in urology. J Urol, 1964; 91: 110–113.
8. Nguyễn Bửu Triều. Thăm khám bằng dụng cụ và nội soi tiết niệu. Bệnh Học Tiết Niệu. Nhà xuất bản Y học. 2007.
9. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Lê Linh Phương. Phẫu thuật ít xâm hại trong tiết niệu học. Nhà xuất bản Y hoc. 2006.
 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 22/10/2010