Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
LÝ THUYẾT TẠO SỎI NIỆU

Written by Trần Văn Nguyên

Nguyên nhân hình thành sỏi vẫn còn là giả định.

·        Nếu thành phần sỏi niệu giống nhau ở 2 thận và nếu không có tắc nghẽn, dị dạng thì tại sao thận này bị thận kia lại không?

·        Tại sao sỏi nhỏ ở thận không tự xuống và ra ngoài?

·        Tại  sao người thì bị 1 viên sỏi thận to còn người kia thì rất nhiều sỏi nhỏ?

Nước tiểu siêu bảo hoà tạo sỏi, phụ thuộc vào pH nước tiểu, lượng ion (ionic strength), nồng độ chất hoà tan và phức hợp (complexation).Thành phần nước tiểu thay đổi ngoạn mục từ tình trạng sinh lý hơi acid vào sáng sớm sang kiềm mạnh sau ăn. Ionic strength được quyết định chủ yếu dựa vào ion hoá trị 1. Khi ionic strength tăng thì hệ số hoạt động giảm.Hệ số hoạt động phản ánh sự có mặt (availability) của 1 ion nào đó.

1. Vai trò của nồng độ chất hoà tan ai cũng biết: Nồng độ của 2 ion càng lớn thì khả năng tủa của nó càng cao.

2. Một yếu tố tạo sỏi khác nữa là sự tạo phức hợp. Ví dụ: natri tạo phức hợp với oxalate, canxi với phosphat. Nhiều chất khác tham gia tạo sỏi như Mg, Citrat, pyrophosphat, và vô số chất kim loại vi lượng.

3. Lý thuyết tạo nhân: (tinh thể, dị vật) được nhiều người ủng hộ. Thuyết này không giải thích được việc sỏi không có ở những người tiểu ra nhiều tinh thể hay người thíêu nước.

4. Lý thuyết ức chế tinh thể: Người ta nói người nào không có chất này thì bị sỏi. Thuyết này không đứng vững vì nhiều người không có chất này nhưng không bao giờ bị sỏi, còn những người có nhiều chất nay lại bị sỏi.

5. Thuyết genome SLC26A6:

Genomic context

See SLC26A6 in MapViewer

 

chromosome: 3; Location: 3p21.3

A. THÀNH PHẦN TINH THỂ:

Tạo tinh thể qua nhiều bước tạo nhân, tăng trưởng và ngưng tập.

B. THÀNH PHẦN CHẤT ĐỆM:

Chiếm 2-10% trọng lượng viên sỏi.

Có 1 loại sỏi gọi là matrix calculus do lần mổ sỏi thận trước đây hay do niễm trùng mạn tính (cấu trúc là chất liệu gelatine). Dưới kính hiển vi nó kông có calci hoá. Nó không cản quang, dễ lầm với máu cục, u niệu mạc, nấm. CT-Scan giúp chẩn đoán +.

TLTK

1. Marshall L. Stoller, urinary stone disease, Smith’s Urology, 2004, P256.

2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?db=gene

 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 09/06/2011