RỐI LOẠN ĐI TIỂU-BÍ ĐÁI
---0---
THÁI ĐỘ
b. Rối loạn đi tiểu trẻ nam chú ý hẹp bao qui đầu.
c. Rối loạn đi tiểu trẻ nữ (cả nam) chú ý cột sống chẻ đôi (spina bifida).
KỸ NĂNG
b. Hỏi và xác định bảng điểm chất lượng cuộc sống.
c. Thăm trực tràng.
d. Khám hẹp bao quy đầu (phimosis).
e. Đọc được phim cột sống chẻ đôi.
NỘI DUNG
1. Ba tiêu chuẩn đi tiểu bình thường:
1.1 THEO Ý MUỐN:
- Muốn tiểu là tiểu được, muốn nhịn là nhịn được.
- Ngày tiểu 4-6 lần, đêm không tiểu lần nào.
- Tiểu xong bãi nước tiểu (400ml) trong vòng 40-60 giây.
- Lưu lượng nước tiểu > 25ml/s.
- Tiểu tự nhiên, không có sự tham gia của cơ thành bụng.
- Tiểu không đau, không rát buốt.
- Nước tiểu chỉ thoát ra qua ngả niệu đạo (không đi ngả nào khác: âm đạo, hậu môn, trào ngược 2 niệu quản).
- Tiểu xong trong BQ không còn nước tiểu
2. GPH
H.1
3. Sinh lý đi tiểu
4. BÍ ĐÁI
- Muốn tiểu mà không tiểu được và BQ căng nước tiểu, thông tiểu ra >500mL nước tiểu.
- Phân biệt với vô niệu: BN 24h không đi tiểu và thông tiểu ra < 300ml nước tiểu.
5. NGUYÊN NHÂN :
5.1 Đường tiểu dưới :
- Bướu TLT (lành, ác), hẹp cổ BQ.
- Sỏi kẹt niệu đạo-cổ BQ.
- Chấn thương niệu đạo.
- Máu cục gây tắc đường tiểu (bướu BQ...)
5.2 Thần kinh :
- Cột sống, sọ não (chấn thương, u,viêm...)
5.3 Khác
6. BA BƯỚC TIẾP CẬN BN RỐI LOẠN ĐI TIỂU-BÍ ĐÁI :
6.1 Hỏi :
6.2 Khám và làm thủ thuật đặt thông niệu đạo (nếu bn bí đái):
6.3 Đưa ra các CLS và chẩn đoán nguyên nhân :
- Echo : đánh giá đường tiểu trên và dưới.
- KUB (theo echo).
- Urê, creatinin máu, Kali máu... (đánh giá suy thận).
- ECG, Xquang phổi…
- Và các CLS uroradiology tuỳ theo bệnh lý…
TLTK
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
MCQ 4 chọn 1 câu đúng:
1. Nguyên nhân thường gây bí đái nhất ở phụ nữ là:
a. Bướu vùng chậu.
b. Phì đại cổ bọng đái.
c. Viêm niệu đạo hoặc hội chứng niệu đạo.
d. Sau sanh.
2. Một bệnh nhân nam, 60 tuổi, đi khám bệnh vì bí đái hoàn toàn, tiểu tia nhỏ 1 năm nay, ta nghĩ đến gì trước tiên:
a. Bướu lành TLT.
b. Ung thư TLT.
c. Hẹp niệu đạo.
d. Sỏi bọng đái gây nghẹt cổ bọng đái.
3. Trước một bí đái hoàn toàn, trong các yếu tố đặc trưng dưới đây trường hợp nào bạn chọn mở bọng đái ra da hơn là đặt thông niệu đạo:
a. Đã rất lâu nay bị rối loạn đi tiểu.
b. Viêm niệu đạo hoặc viêm TLT.
c. Hẹp niệu đạo đã mổ.
d. Ung thư trực tràng đã mổ.
4. Một người đàn ông đã mổ bóc bướu TLT qua ngả bọng đái, cuộc mổ bình thường; sau mổ 2 tháng BN không phóng tinh được khi giao hợp. Bất thường này là do:
a. Không phóng tinh.
b. Tắc ống phóng tinh sau bóc bướu.
c. Phóng tinh ngược chiều.
d. Thay đổi phân bố thần kinh của TLT và túi tinh.
5. Trong các dấu hiệu để phát hiện ung thư TLT, cái nào không chính xác:
a. Hội chứng LS TLT mới gần đây.
b. UIV thấy đường tiểu trên giãn 1 bên.
c. Thăm TLT thấy TLT cứng như đá.
d. Phosphatase kiềm tăng cao.
6. Triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán rối lọan đi tiểu bướu Tiền Liệt Tuyến là:
a. IPSS.
b. Echo.
c. Thăm trực tràng.
d. Nội soi niệu đạo-bọng đái.
7. Phương pháp can thiệp tốt nhất đối với bí đái do bướu lành Tiền Liệt Tuyến hiện nay là:
a. Mổ hở.
b. Cắt đốt nội soi.
c. Bốc hơi bằng Laser.
d. Nhiệt liệu pháp.
8. Biến chứng đáng sợ nhất do cắt đốt nội soi (ngoại trừ thủng bọng đái trong phúc mạc) là:
a. Hẹp niệu đạo.
b. Chảy máu.
c. Tiểu không kiểm soát (vĩnh viễn).
d. Ngộ độc nước.
9. Bệnh nhân bị bướu lành Tiền Liệt Tuyến thuộc nhóm kích thích, không nên CĐNS, vì:
a. Sau cắt đốt dễ bị bí đái.
b. Sau cắt đốt dễ bị điểm IPSS xấu hơn.
c. Sau cắt đốt dễ bị đái máu.
d. Tất cả sai.
10. Tỉ lệ phóng tinh ngược chiều trong CĐNS TLT cao (> 80%) vì:
a. BN không còn Tiền Liệt Tuyến.
b. Bn không còn NĐ Tiền Liệt Tuyến.
c. BN bị cắt mất cơ thắt trơn trên ụ núi.
d. Tất cả đúng.
11. Bí đái do ung thư Tiền Liệt Tuyến ở người thể trạng suy yếu, nên:
a. CĐNS + Cắt 2 tinh hoàn.
b. Đặt thông tiểu + cắt 2 tinh hoàn, sau 1 tuần rút thông thử.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
12. Ung thư Tiền Liệt Tuyến có thể gây:
a. Bí đái.
b. Đái máu.
c. Vô niệu.
d. Cả 3 đúng.
13. Tăng sinh lành tính TLT:
- Tần suất bệnh cao ở các nước đang phát triển.
- Dễ hoá ác thành ung thư TLT.
- Bắt buộc phải CĐNS khi có triệu chứng phiền muộn.
- Có thể điều trị khỏi bằng các thuốc ức chế alpha.
14. Chức năng cơ thắt trong:
a. Kiểm soát tự chủ sự đi tiểu.
b. Ngăn chặn tinh dịch chảy ngược vào bàng quang trong lúc xuất tinh.
c. Tạo phản xạ đi tiểu.
d. Tất cả đúng.
15. Cơ có vai trò quyết định trong quá trình làm trống bàng quang:
a. Cơ thắt trong.
b. Cơ thắt ngoài.
c. Cơ chóp.
d. Tất cả đúng.
16. Cơ chóp là cơ:
a. Tạo thành thành của bàng quang.
b. Bao quanh niệu đạo TLT.
c. Bao phủ tam giác bàng quang.
d. Quyết định quá trình làm trống bàng quang.
17. Sắp xếp các hoạt động trong quá trình làm trống bàng quang:
a. Giãn cơ thắt ngoài theo ý muốn-thải nước tiểu ra.
b. Nước tiểu đổ đầy, làm căng thành bàng quang.
c. Co thắt cơ chóp đến khi thắng áp lực đóng niệu đạo.
d. Kích thích phản xạ đi tiểu ở cột sống.
18. TLT càng to thì càng gây đaí khó:
a. Đúng.
b. Sai.
19. Những triệu chứng cơ năng của BOO trong BPH là; NGỌAI TRỪ:
a. Tiểu ngập ngừng.
b. Cảm giác không làm trống bàng quang hoàn toàn được.
c. Tiểu gấp.
d. Tiểu tia nhỏ.
20. BPH có thể đưa đến các biến chứng sau đây, trừ:
a. Suy thận.
b. Ung thư TLT.
c. Liệt bàng quangh gây ứ nước tiểu.
d. Thận ứ nước.