Bí tiểu là một cấp cứu niệu khoa.
I. Định nghĩa: BN muốn tiểu mà không tiểu được, khám có cầu bq, gõ bn rất tức đái. Cần phân biệt vô niệu.
II. DTH: Nam > 70 tuổi, tỉ lệ bí tiểu cấp là 10%, nam > 80 tuổi tỉ lệ này là 30%.
III. Nguyên nhân:
1. Nam: Do tắc nghẽn (sỏi, TLT), viêm nhiễm, do thuốc, do thần kinh.
2. Nữ: Do bệnh lý vùng chậu làm tắc ngõ ra, do thiều hormone làm giảm sản hoặc chuyển sản niêm mạc niệu đạo-cổ BQ-tam giác bq (hypoplasia or metaplasia).
IV. Bệnh cảnh lâm sàng: Nam nhi hiếm khi bí tiểu do hẹp bao quy đầu. Nữ trẻ hiếm khi bị bí tiểu (trừ sau sanh, hoặc chấn thương).
1. Nam trẻ:
a. Tắc đột ngột giữa dòng, bí tiểu: nghi sỏi kẹt cổ bq, niệu đạo. Cần echo, KUB. Nếu đủ đk thì nội soi tán sỏi = lithoclast, hoặc đẩy sỏi vào bq và gắp sỏi nội soi dưới tê tủy sống. Nếu không đủ đk thì đẩy sỏi vào bq = beniqué (thông sắt) rồi lưu Foley.
b. Tắc từ từ, tia nhỏ trong nhiều năm: tiền sử lậu, chấn thương niệu đạo. Cần chụp UCR rồi nội soi hoặc mổ mở tạo hình niệu đạo.
2. Nam lớn tuổi:
a. Do bướu lành hoặc K tlt: đặt thông tiểu lưu, nếu không được thì mở bq ra da rồi chuyển bn đến bv có khoa niệu.
b. Do TBMMN: đặt thông tiểu lưu, tập tiểu dưới sự giúp đỡ của BS nội tk và vật lý trị liệu, đông y. Khi cần thì mở bq ra da.
c. Do tiểu đường: rất khó.
3. Nữ lớn tuổi: do u vùng chậu, sa sinh dục hoặc thiếu hormone. Cần khám phụ khoa, echo vùng chậu, soi bq.
Đái dầm (enuresis) (21/10/2010) Tiểu nhỏ giọt cuối bãi (21/10/2010) Cắt bao quy đầu (21/10/2010) Thông tiểu Foley (21/10/2010) Hội chứng bàng quang đau (20/10/2010) Rối loạn đi tiểu - bí đái (30/12/2010) Đặt JJ không dùng guidewire (20/10/2010) Dị dạng bộ phận sinh dục nữ (20/10/2010) Nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn, điều trị thế nào? (20/10/2010)