Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Hen cấp

Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán cơn hen cấp, mức độ nặng và các bước xử trí cơn hen cấp theo từng mức độ nặng


I. Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn hen cấp:

- Lâm sàng: cơn hen cấp được biểu hiện bởi tình trạng tiến triển nhanh chóng một hoặc kết hợp các triệu chứng khó thở, ho, khò khè, đau ngực và thường có các yếu tố kích phát.

- Cận lâm sàng: đợt cấp đặc trưng bởi sự giảm lưu lượng thở ra được đánh giá bằng PEF hoặc FEV1.

- Các yếu tố kích phát thường gặp:

+ Dị ứng nguyên.

+ Nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, viêm xoang.

+ Trào ngược dạ dày – thực quản.

+ Không khí lạnh, gắng sức.

+ Aspirin và thuốc kháng viêm nonsteroid.

II. Chẩn đoán mức độ nặng

Nhẹ

Trung bình  - nặng

Nguy kịch

Quan sát

Mức độ khó thở

Khi gắng sức

Khi nghỉ ngơi

Doạ ngưng thở

Khám

Co kéo cơ hô hấp phụ

Không co kéo

Có co kéo

Cử động ngực bụng đảo ngược

Thông khí phổi

Rõ, ran ngáy, rít ít

Rõ, ran ngáy, rít nhiều

Thông khí phổi giảm

Khí máu động mạch

SpO2

> 95%

90 – 95%

< 90%

PaO2

> 60 mmHg

Giảm nhưng vẫn còn > 45 mmHg

< 45 mmHg

Chức năng hô hấp

PEF hay FEV1 (so với giá trị lý thuyết)

> 80%

60 – 80%

< 60%

III. Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ cao:

- Có tiền sử hen phế quản đã được đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo.

- Đã nhập viện vì cơn hen phế quản trong năm trước.

- Có sử dụng corticosteroid toàn thân thường xuyên.

- Ngưng đột ngột ICS dạng hít.

- Lạm dụng SABA dạng hít.

- Tiền sử bệnh tâm thần hoặc sử dụng thuốc an thần kéo dài.

- Không tuân thủ kế hoạch điều trị hen.

IV. Xử trí cấp cứu:

Thời điểm

Mức độ nặng

Xử trí

Lần khám đầu tiên

Nhẹ

SABA khí dung mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu (1)

Trung bình

SABA khí dung mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu (1)

Nặng

+ Thở oxy để đạt SpO2 > 90% hoặc PaO2 > 60 mmHg

+ SABA khí dung mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu (1)

+ Corticosteroid tĩnh mạch chậm (2) nếu đáp ứng chậm hoặc đã dùng đường uống.

Nguy kịch

+ Bóp bóng Ambu với oxy 100% hoặc qua mặt nạ.

+ Adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 5 phút, sau đó truyền tĩnh mạch (3).

+ Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm (2).

+ Chuyển khoa hồi sức tích cực (đặt nội khí quản, thở máy).

1 – 3 giờ sau nhập viện

Đáp ứng tốt

Xuất viện.

+ Tiếp tục SABA hít.

+ Corticosteroid đường uống.

+ Giáo dục bệnh nhân: sử dụng thuốc đúng, cách xử trí tại nhà.

Đáp ứng không hoàn toàn trong 1 – 2 giờ

+ Phối hợp SABA và anticholinergic (khí dung) (4)

+ Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm (2)

+ Thở oxy

+ Xem xét dùng Methylxanthines truyền tĩnh mạch (5)

Đáp ứng kém trong 1 giờ

+ Phối hợp SABA và anticholinergic (khí dung) (4)

+ Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm (2)

+ Thở oxy

+ SABA tiêm dưới da (6)

+ Xem xét dùng Methylxanthines truyền tĩnh mạch (5)

+ Nếu không hiệu quả, xem xét đặt nội khí quản, thở máy.

6 – 12 giờ sau nhập viện

Không cải thiện

Đặt nội khí quản, thở máy.

(1) SABA: (thuốc dãn phế quản thuộc nhóm kích thích beta 2 tác dụng ngắn) Albuterol (dung dịch khí dung: 5 mg/ml) 2,5 – 5 mg mỗi 20 phút trong giờ đầu; (bình xịt định liều 90 mcg/nhát) 4 – 6 nhát/liều hoặc Terbutalin (dung dịch khí dung: 1mg/ml) 0,25 mg mỗi 20 phút trong giờ đầu.

(2) Corticosteroid tĩnh mạch:

Methylprednisolone 40 – 60 mg mỗi 6 giờ hoặc Hydrocortisone 300 – 400 mg/ngày.

Prednisone uống 40 – 60 mg mỗi 12 – 24 giờ.

Lưu ý khi sử dụng corticosteroid:

Để đạt hiệu quả tối đa, việc giảm liều khi sử dụng corticosteroid liều cao không được khuyến cáo cho đến khi có sự cải thiện lâm sàng rõ rệt (thường sử dụng trong 36 – 48 giờ).

Khi chuyển Corticosteroid sang đường uống trong 7 – 14 ngày (có thể chia làm 2 lần trong ngày) nên phối hợp corticosteroid dạng hít trước khi bắt đầu giảm liều.

(3) Adrenalin truyền tĩnh mạch: khởi đầu Adrenalin 0,3 mg pha 3 ml dung dịch đẳng trương tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 5 phút (0,05 – 0,1 mcg/kg/phút), sau đó truyền tĩnh mạch 0,3 mg/giờ, tăng 0,3 mg mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 1,5 mg/giờ.

(4) Anticholinergic khí dung: Ipratropium bromid (dung dịch khí dung: 0,25 mg/ml) 0,5 mg mỗi 30 phút trong 3 liều (MDI 18 mcg/nhát) 4 – 8 nhát/liều.

(5) Methylxanthines truyền tĩnh mạch: Aminophyllin 0,48 mg pha trong 100 ml dung dịch đẳng trương truyền trong 1 giờ.

(6) SABA tiêm dưới da: Ventoline 0,5 mg/ống hay pha truyền tĩnh mạch tốc độ 0,5 mg/giờ, có thể tăng dần tốc độ truyền 0,5 mg/giờ mỗi 15 phút, tối đa 4 mg/giờ.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 03/07/2011
 1  2