Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
COPD

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và điều trị theo mức độ nặng của đợt cấp

I. Tiêu chuẩn chẩn đoán COPD:

1) Triệu chứng cơ năng:

Chẩn đoán COPD nên được nghĩ đến ở BN trên 40 tuổi có các triệu chứng ho, khạc đàm mạn tính, hoặc khó thở, và/hoặc tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

- Ho mạn tính: từng đợt hoặc mỗi ngày.

- Khạc đàm mạn tính: bất kỳ kiểu khạc đàm mạn tính nào.

- Khó thở: với các tính chất: tiến triển (xấu dần theo thời gian), dai dẳng (hiện diện mỗi ngày), xấu hơn khi gắng sức và khi có nhiễm trùng đường hô hấp.

2) Triệu chứng thực thể:

a) Nhìn:

- Xanh tím da, niêm mạc.

- BN nói ngắn hơi, thở nông, chúm môi, kéo dài thì thở ra, co kéo cơ hô hấp phụ khi nghỉ ngơi, biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn nặng, nhịp thở thường trên 20 lần/phút.

- Lồng ngực căng dãn theo chiều ngang và chiều trước – sau (barrel-shaped chest), các xương sườn nằm ngang, khoang sườn không thay đổi độ rộng theo nhịp thở, cơ hoành hạ thấp.

- Phù chi dưới.

b) Sờ và gõ:

- Diện đập của tim khó xác định, bờ trên gan hạ thấp (do ứ khí ở phổi).

- Rung thanh: bình thường hoặc giảm.

- Gõ vang.

c) Nghe:

- Phế âm giảm.

- Tiếng tim mờ, nghe rõ ở mũi ức.

- Có thể nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy.

3) Hô hấp ký:

Chẩn đoán COPD khi FEV1 < 80% và FEV1/FVC <0,7 sau test hồi phục phế quản.

II. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp COPD:

- Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở; tăng ho; và/hoặc tăng lượng đàm, khiến BN phải thay đổi cách điều trị thường ngày.

- Khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:

o Tăng khó thở.

o Tăng lượng đàm khạc.

o Đàm mủ.

- Hoặc có 1 trong 3 tiêu chuẩn trên kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

o Nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua.

o Sốt không có nguyên nhân khác.

o Tăng khò khè.

o Tăng ho.

o Mạch, nhịp thở tăng 20% so với giá trị cơ bản.

III. Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

Nhóm

Vi khuẩn

Đường uống

Kháng sinh thay thế

Đường tiêm

A: đợt cấp nhẹ

H.influenzae

S.pneumoniae

M.catarrhalis

Chlamydia pneumoniae

Viruses

β-lactam (penicillin, ampicillin/ amoxicillin)

Tetracycline

Trimethoprim/ Sulfamethoxazole

β-lactam/ kháng β-lactamase

Macrolides

Cephalosporins thế hệ 2, 3

Ketolides (Telithromycin)

B: đợt cấp trung bình

Nhóm A và nhóm kháng β-lactamase, S.pneumoniae kháng penicillin,

Enterobacteri-aceae

(K.pneumoniae, E.coli, Proteus)

β-lactam/ kháng β-lactamase (Coamoxiclav)

Fluoroquino-lones (Gemifloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacine)

β-lactam/kháng β-lactamase (Coamoxiclav, ampicillin/sulbactam)

Cephalosporins thế hệ 2, 3

Fluoroquinolones

C: đợt cấp nặng có yếu tố nguy cơ nhiễm P.aeruginosa

Fluoroquinolones liều cao

Fluoroquinolones liều cao.

β-lactam có tác dụng với P.aeruginosa

IV. Điều trị cụ thể đợt cấp COPD

Điều trị đợt cấp

COPD nhẹ

COPD trung bình

COPD nặng

Dãn phế quản

+ Ipratropium và/hoặc SABA dạng MDI/NEB khi cần

+ Xem xét dùng LABA kết hợp

+ Ipratropium và/hoặc SABA dạng MDI/NEB/ mỗi 4 – 6 giờ

+ Xem xét dùng LABA kết hợp

+ Ipratropium và/hoặc SABA dạng MDI/NEB/ mỗi 2 – 4 giờ

+ Xem xét dùng LABA kết hợp

Corticosteroid

+ Uống 30 – 40 mg Prednisolone/ngày x 10 – 14 ngày

+ Xem xét dùng ICS

+ Uống 30 – 40 mg Prednisolone/ngày x 10 – 14 ngày. Nếu không đáp ứng, TM Methylprednisolone 40 mg/mỗi 8 giờ  trong 3 ngày, sau đó chuyển sang thuốc uống trong 7 – 10 ngày.

+ Xem xét dùng ICS hoặc NEB.

Methylprednisolone 125 mg TM/mỗi 6 giờ x N1 – N3, sau đó uống 60 mg Prednisolone/ngày x N4 – N7.

40 mg/ngày x N8 – N11.

20 mg/ngày x N12 – N15.

+ Xem xét dùng ICS hoặc NEB.

Kháng sinh

Xem phần kháng sinh

Oxy

Thở oxy nếu SaO2 < 90%

Thở oxy theo khí máu.

Thở máy nếu có chỉ định.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 03/07/2011
 1  2