“Dân tộc hồn” là ba chữ vàng mà quần chúng Thượng Hải thêu trên cờ đỏ tặng Lỗ Tấn cuối năm 1936 khi tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhân dân Nam bộ có thể dùng ba chữ ấy để thêu trên bức trướng để mừng thọ bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng tròn 85 tuổi (ngày 22 tháng chạp 1990); bên cạnh quà tặng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười (một xấp lụa Hà Đông), và quà biếu của đồng nghiệp học trò.
Năm 21 tuổi, Lỗ Tấn sang Nhật Bản xin vào trường Y, xuất phát từ ý muốn dùng y học để cứu nước, trước hết là cứu những người vì dốt nát mê tín mà phải chết sớm như cha ông. Cũng năm 21 tuổi, cậu tú Nguyễn Văn Hưởng xin vào trường thuốc Hà Nội vì nhớ đến cái chết thê thảm của mẹ, của ông nội và bao nhiêu bà con làng xóm năm anh mới năm tuổi, trong một phen dịch tả bạo hành. Đó là một gia đình nho phong nền nếp ở Cù lao Giêng trên sông Tiền. Khi thấy con dâu hiếu thảo lâm bệnh lúc tuổi còn quá trẻ, Nguyễn Văn Nhứt vừa làm ruộng, vừa dạy chữ Nho và nghề võ (ông nội bác sĩ Hưởng) đốt đèn ngoài sân, suốt đêm cầu trời cho mình được thế mạng dâu để chị sống mà nuôi con. Trời đã không đáp ứng lời cầu xin, ngược lại một tháng sau, khi bắt luôn ông đi theo bàn tay chúa ôn.
Cho đến năm 1935, hệ bác sĩ ở trường Y Hà Nội, chỉ là chi nhánh của Y khoa Đại học Paris , năm cuối cùng phải sang Pháp học tiếp rồi thi tốt nghiệp. Chính các bệnh dịch hàng năm hoành hành ở vùng châu thổ sông Cửu Long giải thích tại sao bác sĩ Hưởng đi sâu vào vi trùng học, và trở thành “cựu sinh viên Pasteur” mong sẽ góp phần giải quyết nạn dịch trời cho quê hương. Sau khi về nước năm 1932, ông không mở phòng khám tư để mau làm giàu mà xin vào làm ở Viện Pasteur Sài Gòn.
Pasteur từng nói: Khoa học không hề phân biệt xứ sở. Nhưng ở đất thuộc địa, sự phân biệt ấy quá rõ ràng. Công trình khoa học của người bản xứ khi muốn in lên tập san phải để tên sau một bác sĩ Pháp đỡ đầu, mà sự thật là cướp công trắng trợn. Cùng việc như nhau, nhưng chức vụ và lương bổng phải thấp hơn một vài bậc, dù là lương phát từ một Viện phi chánh phủ.………. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là một sĩ phu của Cmạng tháng Tám…
Đối với tuổi già, điều đáng lo nhất không chỉ là cái ăn, cái ở mà còn là “hội chứng cô đơn”. Mời du khách đến thành phố Hồ Chí Minh một sáng sớm bình minh chim hót, hãy đến các công viên lớn. Bạn sẽ gặp hàng trăm cụ già nam, nữ từng tốp vui đùa và thao tác dưỡng sinh theo phương pháp bác sĩ Hưởng.
Hải thượng Lãn Ông nói: “Cái lý của Đạo trong trời đất bao la đầy khắp, từ cái nhỏ đến cái to kể ra không xiết. Đó là làm cái gì giúp cho người ta yên vui”.
Bạn đồng thời của cụ là nhà văn, nhà nghiên cứu Huy Bích từng định nghĩa sĩ phu chân chính là người ở thời nào thì làm hết Đạo với thời ấy.
Vì sao Trung Quốc vượt trội về thành tích học tập? (15/10/2011) Khám phá thiên tài trong bạn (31/01/2011) EBL hay PBL ? (27/01/2011) “Đầu vào” y khoa (03/11/2010) Minh Triết về giáo dục (04/11/2010) Làm giáo sư ở tuổi teen (03/11/2010) NỀN VĂN MINH PHỔ CẬP (02/11/2010) TIẾNG NGƯỜI (02/11/2010) VĂN: KHÔNG ĐIỂM (21/09/2013) Khói (02/11/2010)