1. Người dân sống trên các đảo ở vùng biển Kiên Giang và Cà Mau thường kể cho nhau nghe về việc “Chúa ăn khói sóng”. Chuyện rằng, khi mất Gia Định, chúa Nguyễn Ánh bôn ba, đói khát.
Đến Hòn Rái, chúa kiệt sức, đứng ngồi phải có người đỡ. Trên hòn Rái lúc đó không còn thứ rau rừng nào có thể ăn được. Một đêm nằm mơ, Chúa thấy mình dạo chơi trên bãi biển quanh Hòn Rái, bỗng có ba con rái cá từ trong lòng nước trồi lên, gật đầu chào Chúa rồi nhằm về hướng tây nam mà lội mãi cho đến khi mất dạng. Tỉnh giấc, Chúa liền triệu các tướng có mặt trên đảo để đoán mộng. Một lời bàn có tính thuyết phục : “Thần rái cá khuyên chúa thượng hãy đi về phía như đã báo mộng”. Chúa truyền lệnh cữ một đoàn gồm ba chiếc thuyền cùng hơn trăm quân đi về hướng như đã bàn xem thế nào. Họ nhằm hướng tây nam đi mãi đến quá trưa hôm sau thì đến Hòn Khoai, một hòn đảo có nhiều khoai ngọt, củ to. Trong khi đào khoai, nhiều người lính thấy một vùng có khói ở phía đông hòn đảo. Khi đến nơi, không thấy nhà mà khói trắng ấy chỉ là hơi nước tỏa ra từ các làn sóng va vào vách đá. Nhưng họ đã phát hiện ra một loại nấm lạ, rất nhỏ mọc trên vách đá, có dạng như nấm mèo, màu nâu sẫm, khá dai, có mùi mốc meo,vị ngọt… người ta gọi thứ nấm này là khói sóng. Nhờ vào nhúm khói sóng ấy mà Chúa Nguyễn lấy lại sức lực sau nhiều ngày đói lả. Nhân gian truyền rằng, sau khi Gia Long lên ngôi, có người ra tận Hòn Khoai lấy khói sóng về dâng vua, làm cho vua cảm động đến rơi lệ. Ông nhận khói sóng và truyền cho lưu vào kho, nhưng rồi cũng dặn rằng: “Từ nay các khanh chớ dâng khói sóng cho trẫm nữa. Vì ta không muốn sống lại cái thời quá vãng đầy gian nan ấy…”.
2. Ba tôi kể, ngày xưa có một anh chàng tên Khói, rất có hiếu. Một lần chàng vào rừng hái củi thì chẳng may bị cháy rừng nên chết mất xác. Bà mẹ ở nhà khóc mòn mỏi rồi mất. Trời động long thương nên khiến về sau, mỗi khi người nào bị khói xông vào mắt thì phải khóc để thương nhớ người bạc số.
Nhưng hình như đâu phải chỉ có vậy. Tôi đoán chắc rằng nhiều người, trong một chiều nào đó lạc chân đến một vùng đất lạ , nhìn thấy màu khói xa xa,sẽ dâng trào nỗi nhớ nhà , nhớ quê hương da diết. Chẳng cần biết đó là khói gì. Thậm chí khói của thời công nghiệp cũng nên! Thế mời biết trong lòng, trong ký ức của mỗi người luôn có một góc dành cho màu khói. Hay đúng hơn, đó là góc dành cho quê hương, xứ sở.
Tuổi thơ ai mà chẳng gắn với khói. Khói đốt đồng, khói bếp, khói con cúi un muỗi, khói hun hang chuột đồng …, cả cái màu mây lam thẫm cuối ngày rụng sát chân trời tưởng như một chum khói của quê nhà đâu đó. Cái làn mỏng manh màu lam dễ tan vỡ ấy cớ sau lại làm cho người ta ướt mắt?
Chắc trong đời ta không ít lần nao nao khi thấy những ngọn khói bếp chiều nhạt nhòa len qua từng kẽ lá hay kẽ tranh trên chái bếp rồi quyện vào những ngọn tre la đà. Không ống khói, khói cứ ngoằn ngoèo với như dải lụa mềm phất phơ trong gió. Mùi thơm của bữa cơm cuối ngày với con cá cọng rau sao mà đậm đà và trầm ấm. Ta thoáng thấy đâu đó những thành viên gia đình quây quần với nhau bên nồi cơm gạo mới, với những món ăn dân dã mà đậm đà nét cổ truyền dân tộc.
Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta đã lớn lên từ đồng quê hay ít nhất cũng có những kỷ niệm êm đềm với nơi đó. Hồi nhỏ, bỏ mặc trâu bò đi rông gặm cỏ, ta từng tung tăng chạy nhảy với cánh diều, với những trò chơi thơ trẻ xung quanh ngọn khói đồng ấy, để mặc từng hạt khói bám vào tóc, vào da thịt, thành nỗi nhớ ngàn đời chẳng quên. Lớn lên, khi đã giã từ quê hương, ta ước ao có dịp đi cùng người yêu dấu bước chân trần trên cỏ, đi qua những làn khói, tận hưởng mùi đồng quê ngai ngái, mùi khói rơm rạ nồng nàn mà kể cho nhau những kỷ niệm thuở thiếu thời. Biết đâu, khi về già, ta cũng ước ao được chống gậy đi trên những con đường đê, đường ruộng, được nhìn thấy những sợi khói của một thời in dấu, và kể cho con cháu nghe những sự tích về làn khói...
"Tuyết sương đất khách đã nhiều,
Nhớ sao sợi khói lam chiều yêu thương!"
Phá Tam Giang hoàng hôn
Ai tựa vai thương nhớ
Khói lam chiều Tiên giáng
Cho tình ru giấc cô lieu
Vì sao Trung Quốc vượt trội về thành tích học tập? (15/10/2011) Khám phá thiên tài trong bạn (31/01/2011) EBL hay PBL ? (27/01/2011) “Đầu vào” y khoa (03/11/2010) Minh Triết về giáo dục (04/11/2010) Làm giáo sư ở tuổi teen (03/11/2010) NỀN VĂN MINH PHỔ CẬP (02/11/2010) TIẾNG NGƯỜI (02/11/2010) VĂN: KHÔNG ĐIỂM (21/09/2013) BÁC SĨ HIỆN NAY LÀM ĐƯỢC GÌ? (02/11/2010)