Chương trình sau Đại học của ta là một quái thai, đặc biệt là đối với Y khoa.
Văn minh phương Đông tuyệt vời.
Hạnh phúc gia đình, bữa cơm tối ấm cúng là ước mơ của toàn nhân loại.
Mấy ngàn năm văn hiến đáng cho ta nằm đêm suy nghĩ. Tiếng ta mượn tiếng Hán 50% (1) hay 70% (2) làm khổ cho lớp trẻ, đặc biệt là 7x, 8x, 9x…Tiếng Việt ta mượn tiếng Pháp vài ngàn chữ làm nhức đầu những ai có học (3).
Miền Nam may mắn không bị văn hóa Liên xô xâm thực. Có chăng Vũng Tàu bị gặm nhắm, Nha Trang bị lở loét vài năm…
Cần Thơ có kiểu sống Tây Nam bộ đặc sệt mà từ “quá giang” nghe buồn cười nhưng rất dễ thương khi ghé đít đi nhờ xe gắn máy hay xe đạp.
Những nước nào từng lệ thuộc Anh hoặc lấy tiếng Anh làm chuẩn thì tạm thời tiến như vũ bão trong thời toàn cầu hóa. Vậy thì con cháu ta phải học cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hán? Tuổi thơ của nó sẽ ra sao? Còn thời gian đâu thả diều, bắt dế…Tuổi già của nó sẽ ra sao? Whisky, rượu vang hay trà đạo?
Các GS trong hội đồng khoa học nói gì với nhau khi các ông tiếng gì cũng thạo, trừ tiếng Anh?
Tài liệu tham khảo:
Năm học ứng dụng công nghệ thông tin: Bước đột phá và cơ hội vàng (31/10/2010) Khi người làm được thì không được làm (31/10/2010) Tia cực tím (ultraviolet) (31/10/2010) Blog giải cứu con tin (30/10/2010) Sinh viên đánh giá giảng viên (30/10/2010) Bàn về tiêu chí đề bạt chức danh GS (30/10/2010) Người Mỹ dạy bài học ”Cô bé Lọ Lem” như thế đấy! (30/10/2010) Hữu khuynh-tả khuynh là gì? (30/10/2010) Teaching by being (dạy bằng cách làm gương) (30/10/2010)