TT - Với webblog cá nhân, người đưa tin có trang web để tự thể hiện mình, nối kết chia sẻ hình thành mạng xã hội giải phóng sự thật ra khỏi những rào cản và lăng kính của các thiết chế quyền lực truyền thống, thách thức ngay cả các tập đoàn truyền thông đang áp đặt thông tin ở quy mô quốc gia hay toàn cầu.
Ngày 28-11, chiến dịch giải cứu con tin tại Mumbai (Ấn Độ) kết thúc. Trước đó, một con tin đang bị mắc kẹt trong khách sạn Taj Mahal đã sử dụng điện thoại di động của mình để gửi đi một video clip qua đường MMS. Clip này ghi hình các hoạt động của cảnh sát và người nhận là kênh truyền hình IBN của Mumbai. Chính clip này là một trong những cơ sở để giúp lực lượng giải cứu lần ra dấu vết các con tin. Cherian George, một chuyên gia về truyền thông kiểu mới, cho rằng những sự kiện như vụ tấn công Mumbai hay vụ đánh bom London cách đây ba năm đã minh chứng cho sức mạnh của “báo chí công dân”. Nếu như sự kiện diễn ra với quy mô quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người, sẽ không một hãng thông tấn nào đủ năng lực để theo dõi kịp thời cùng lúc mọi diễn biến từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng với báo chí công dân, không có gì là không thể. Trong chiến dịch truyền thông bầu cử tổng thống Mỹ 2004, Dan Rather - phóng viên nổi tiếng của truyền hình CBS News - đã đưa tin sai sự thật. Toàn bộ sự thiên lệch và giả dối này lập tức bị một blogger phát hiện và công bố. Các blogger lên tiếng và khán giả của CBS News gây sức ép đòi làm rõ sự thật. Cuối cùng, CBS News phải xin lỗi và Dan Rather đương nhiên mất việc. Suốt thời kỳ cơn bão Katrina hoành hành trên nước Mỹ (cuối tháng tám đến đầu tháng 9-2005), nền báo chí và công nghệ thông tin vào loại bậc nhất thế giới của Hoa Kỳ đã phải lùi bước trước màn vây của nước và nạn cướp bóc. Trong lúc nguy cấp như vậy, công cụ truyền thông kịp thời và hữu hiệu cho cư dân New Orleans chính là các blog , do những blogger “nằm vùng” đưa tin kêu cứu. Ngày 26-7-2008, bom nổ ở thủ phủ bang Gujarat (miền tây Ấn Độ). Hai đợt đánh bom, có 16 quả bom phát nổ ở 11 điểm khác nhau giết chết 45 người và 100 người bị thương. Chính Đài CNN cũng phải nhờ đến video clip tức thời tại chỗ của những người quay phim nghiệp dư. Ngày 5-11, khi Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ, giới truyền thông đã chính thức xác nhận “dấu ấn lịch sử” của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đầu tiên “sử dụng mạng xã hội một cách sâu rộng nhất”. Blog , mạng xã hội, các website chia sẻ hình ảnh, video trực tuyến... để bày tỏ những suy nghĩ chính kiến của họ về các ứng viên. Và Obama được đánh giá là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ đã biết tận dụng Internet để quyên tiền, vận động... Theo ReadWriteWeb, đã có gần 500 triệu bài viết blog liên quan đến Obama cho đến khi diễn ra cuộc tranh luận giữa hai ứng viên McCain - Obama cuối tháng tám, trong khi chỉ có 150 triệu bài viết liên quan đến McCain. Tại VN, trong trận lụt kéo dài suốt tuần đầu tháng 11-2008 ở Hà Nội, mạng tinnhanhblog đã nhờ vào sự giúp đỡ của các blogger nên đủ sức cập nhật liên tục tin tức, hình ảnh, vượt hẳn một số cơ quan truyền thông chuyên nghiệp về khả năng có mặt ở khắp nơi và tính kịp thời... Kể từ buổi sơ khai năm 1997 đến nay, blog đã tăng vùn vụt về số lượng và ngày càng chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của mình. Thế giới hiện có hơn 70 triệu trang blog tồn tại, với khoảng hơn 1,5 triệu bài viết mới mỗi ngày, trong đó blog sử dụng tiếng Việt đã lên đến con số hơn 3 triệu. Với webblog cá nhân, người đưa tin có trang web để tự thể hiện mình, nối kết chia sẻ hình thành mạng xã hội giải phóng sự thật ra khỏi những rào cản và lăng kính của các thiết chế quyền lực truyền thống, thách thức ngay cả các tập đoàn truyền thông đang áp đặt thông tin ở quy mô quốc gia hay toàn cầu.
Năm học ứng dụng công nghệ thông tin: Bước đột phá và cơ hội vàng (31/10/2010) Khi người làm được thì không được làm (31/10/2010) Tia cực tím (ultraviolet) (31/10/2010) Sinh viên đánh giá giảng viên (30/10/2010) Bàn về tiêu chí đề bạt chức danh GS (30/10/2010) Người Mỹ dạy bài học ”Cô bé Lọ Lem” như thế đấy! (30/10/2010) Hữu khuynh-tả khuynh là gì? (30/10/2010) Teaching by being (dạy bằng cách làm gương) (30/10/2010) Thầy trường Hồ Thị Kỷ (Cà mau) đánh 20 nữ sinh lớp 9 (29/10/2010) Phó GS. TS...để làm gì? (29/10/2010)